expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Sự vẫy gọi từ Hòn Ngọc Ấn Độ Dương


                                                         "Đằng vân"...  :)
Sri Lanka

      Nhận được thư mời từ một Hội nghị khoa học Quốc tế về Nông nghiệp và Môi trường tại ĐH Ruhana (ISEA). Chúng nó phỉnh phờ: mời chị làm “keynote speaker”. OK, sao lại không chứ, tên gọi một đất nước chưa bao giờ đặt chân đến gây gổ với tính tò mò của MF. Lại có cơ hội hàn huyên với bạn bè. Thế là MF lại đằng vân về miền Ceylon được mệnh danh là Hòn Ngọc Ấn Độ Dương với hơn 3000 năm lịch sử: Sri Lanka. Cơ mà không đằng một mạch qua đó được, phải vật vã chờ đợi hơn 4 tiếng ở Kuala Lampur rồi mới thượng Srilankan airline về Colombo. Để giảm bớt chi phí cho bạn, MF lên mạng skyscaner tìm vé, ngạc nhiên là tìm được vé rẻ chỉ 600 USD trong khi mua tại phòng vé là trên 1000USD, lại được đi Vietnamairline đến tận Kuala Lumpur, chặng nội địa vưỡn miễn phí! MF vốn iu nước, chỉ thích xài Vietnamairline (người Việt xài hàng Việt :)), cơ mà cái hãng mang tên nước này thường bán giá đắt vãi, phục vụ chảnh chọe, có đều thuê tài tốt, cảm giác an toàn cao (không kể thỉnh thoảng lẩm cẩm, đang bay để rớt lốp đâu đó tìm không ra :)). Tài bay đường dài của VNA giảm độ cao ít gây ù tai, tiếp đất êm dịu, hiếm khi rớt cái rầm như Jetstar hay một số hãng Đông Tây khác. Một lý do nữa là MF là thành viên GLP của VNA, trước có cái thẻ vàng đi đâu chẻm chè xài phòng VIP (important chứ không phải impolite, he he), có mua, có bay thì lại được kiếm điểm, thỉnh thoảng có vé chùa đi chơi. Bữa ni ít bay, bị hạ đọt xuống thẻ Titan, phấn đấu lấy thẻ vàng lại không đặng, ấy thế mà MF dùng thẻ Titan 2 lần được chuyển ghế ngồi hạng phổ thông lên thương gia, chớ bao năm dùng thẻ vàng không có, vì dù cho là thẻ vàng, nhưng toàn mua giá rẻ (học tập gương bác chi đó gương mẫu không mua hạng thương gia mà đi công tác :) nổ tí), lấy đâu ra. Lần này chuyến về lại cũng gặp cái vụ này, để kể sau. Có một chút rắc rối khi mua trên mạng bán vé này, hãng của nó tận bên Anh (ebooker), khi khai hồ sơ, hắn hỏi họ mình khai họ, hỏi tên khai tên, rồi chữ lót, đầy đủ, thế mà nó email cho một cái vé chỉ có họ và tên như nói trỏng, thế này VNA nó không cho bay là cái chắc, vào mạng chát cãi nhau với chúng nó về văn hóa các quốc gia đến cả tiếng đồng hồ (bọn này khá lì) nó mới sửa cho một cái vé tên họ lộn ngược, nhưng miễn có đầy đủ trên hộ chiếu là được, nhưng nó phải hủy vé trước và MF mất tiu 1.2 triệu (hic).
       Đến Colombo thì đã 5h30 chiều. Trường ĐH Ruhuna ở tận Matara, cách 3h xe chạy từ sân bay quốc tế Bandaranaike. Giáo sư Thakshala cùng đồng nghiệp ra đón. Xe chạy qua Colombo dày đặc xe cộ như Hà Nội, mặc dù dân số Colombo chỉ bằng 1/10 Hà Nội, nhưng vì toàn xe hơi là xe hơi nên vô cùng chật chội và tắc đường. Dọc đường bạn khoe tít mù về con đường cao tốc vừa hoàn thành cách nay chưa đầy 2 năm, có đoạn chỉ vừa hoàn thành nửa năm trước, rất hoành tráng, nhưng trong thành phố tắc đường, xe chạy ngắc ngứ như người bị nấc cụt, MF xỉn xe đứ đừ, lâu lâu bắt chúng nó dừng lại để tống khứ cái nỗi đau khổ cuộn trào, nên không thú vị chi hết với chặng đường gần 80 dặm tự hào của người bản địa. Về đến khách sạn (Pearl cliff Matara), mà gọi là resort thì đúng hơn, xuống khỏi xe, nhận phòng, chào mọi người xong là ôm gối ngủ vùi...

(còn nữa...)

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

TRỞ THÀNH MỘT HỌC SINH MIỀN NAM

Bài đã đăng trên: http://bantbe.blogspot.com/2009/08/tro-thanh-mot-hoc-sinh-mien-nam.html

Đúng là tư tưởng...Quế gặp nhau! mafia đã từng chấp bút bài "Trở thành một học sinh miền Nam" cách đây 2 năm, định để post lên trang web hsmn.com.vn nhưng sau đó bận quá nên để lở dở chưa viết típ, nay mới đọc tựa đề email của Quế giáo, mìn giật mình: ủa sao nó bít?...Dẫu rằng góc trở thành HSMN rất khác nhau, nhưng mafia gửi các Quế coi bài viết dở dang này, cho vui:


Từ 1961, khi bắt đầu nhận biết thế giới quanh mình thì tôi cũng bắt đầu lâm thân vào thế sự của đất nước và gia đình. Trong gia đình thấy có mẹ, bà nội, bà cô nhưng không có cha. Có điều lạ là tôi không có cảm giác thiếu vắng cha, vì trong gia đình tôi luôn thầm thì nói về người một cách bí mật nhưng rất tự hào. Rồi anh tôi bị bệnh thương hàn, nhà quá nghèo, không có tiền đưa anh đi bệnh viện, rồi gia đình tôi mất anh, tôi mất người anh, người bạn thân thiết nhất. Bà nội tôi chỉ có một mình ba tôi, nên đêm nào bà cũng ra ôm mộ anh khóc dưới trời mưa gió, rồi vài tháng sau bà tôi cũng lâm bệnh mất luôn, bé nhỏ nhưng hai lần tôi đội khăn tang. Rồi chúng tôi được tin chị đầu tôi tập kết ra Bắc học Tại trường HSMN số 4, cứu bạn chết đuối, bạn sống, còn mình thì chết! Trong một thời gian ngắn, gia đình có ba cái tang, đến cái ngày tôi được gặp ba tôi ba năm sau đó, tôi nghe nói Người đã rụng hết tóc trong năm này. Thế là ba mẹ chỉ còn mình tôi. Ba mẹ tôi yêu nhau trong chia ly, cưới nhau trong giã biệt! ba lần hiếm hoi gặp nhau trong cuộc chiến sinh được ba đứa con, rồi xa nhau, dĩ nhiên mãi sau này tôi mới biết điều đó. Những năm đó (sau này tôi mới biết là những năm tình hình rất đen tối, dư âm luật 10/59 của chính quyền Ngô Đình Diệm, đảo chính, rào ấp chiến lược...) tôi cảm thấy cuộc sống mình cứ rờn rợn, lâu lâu nghe tiếng thanh la, trống mõ báo động báo Việt cộng về, tất cả mọi nhà bắt buộc phải đánh mõ báo động, nhà tôi không có đàn ông, mẹ tôi là người ngồi cật lực gõ mõ, còn tôi và bà cô bà của tôi run khập khẩy chui vào đống rơm dưới gậm giường trốn, vì họ bắt trốn dưới hầm, nhưng hầm nhà tôi đầy ếch nhái, chúng tôi không thể chui xuống! Nhưng nếu không trốn, họ đến kiểm tra thấy sẽ bị bắt lên xã vì gia đình tôi là gia đình Việt cộng nguy hiểm bậc nhất vùng! Sách vở tuyên truyền Việt cộng có đuôi, họ vẽ hình 7 người leo cọng đu đủ không gãy, nhưng rất mâu thuẫn họ nói rằng Việt cộng rất gian ác, họ vẽ hình Việt cộng dí dao vào cổ thường dân để doạ giết! Đến bây giờ tôi vẫn nhớ tôi đã run như thế nào mỗi lần báo động như thế, tôi run vì sợ, nhưng không biết sợ cái gì! Vì sau mỗi lần như vậy, ngày hôm sau tôi lại nghe mấy ông hàng xóm nói đổng với nhau “ hà, bữa qua Việt cộng về ẻ cứt đầy đàng!!!”

Một đêm cuối tháng 10 năm 1964, mẹ tôi thủ thỉ với tôi: ngày mốt hai mạ con mình đi ăn đám cưới chị Đương con cậu Cháu ở Dốc sỏi, tôi mừng reo lên, thế là được mặc đồ mới, chẳng là tôi mới được một bà cô bà buôn bán trên chợ mua cho một bộ đồ hoa rất đẹp, nhưng mẹ nói: khi đi con không được mặc đồ đẹp, nếu không họ nói nhà mình nghèo mà sao lại làm sang! Tôi ỉu xìu, nhưng rồi cũng vẫn cảm thấy rộn ràng vui vì sắp được đi dự đám cưới, mặc dù có hơi băn khoăn: hình như nghe trong nhà nói đám cưới này đã từ mấy ngày trước rồi mà? Thôi kệ, miễn là được đi dự đám cưới, còn gì long trọng hơn đối với một đứa trẻ 7 tuổi vào thời kỳ ấy? Cả ngày hôm sau tôi chỉ đi khoe mình sắp được đi ăn cưới, và cả đêm đó không ngủ được, tôi phát hiện thấy mẹ tôi có mấy thứ rất lạ: mấy cục xà phòng thơm và mấy gói kẹo dẻo (nhà tôi có bao giờ có những thứ này trong nhà!) mẹ tôi vội vàng giấu ngay và bảo tôi đi ngủ, còn bà cô bà của tôi thì đắp chiếu nằm khóc và bảo con đi ăn đám cưới nhớ đem bánh về cho bà nghe! Tôi cứ lạ là sao tôi đi ăn cưới mà bà lại khóc! Sáng sớm, mẹ tôi dặn: Con đi đường đò trước với o Nghĩa, mạ đi đường bộ gặp con sau. Lại thêm một điều lạ nữa đối với tôi, sao mẹ lại không đi cùng tôi mà lại ăn mặc như những ngày mẹ đi lấy củi rừng? Sau này tôi mới biết đó là một cuộc tổ chức bí mật đi thoát ly của mẹ con tôi, gia đình tôi được chính quyền “chăm sóc” rất chu đáo nên gia đình tôi đã rất công phu với tôi vì sợ tôi làm lộ. Tôi theo bà cô đến thôn Giáp khế thì thấy có một chú đến dắt tôi đi, và đi xa một hồi nữa thì tôi gặp mẹ cùng một số người và cả đoàn lội đất đồi rú cứ hướng núi đi lên. Tôi hỏi mẹ sao mãi không đến Dốc sỏi, lúc này mẹ mới nói là chúng tôi đang đi gặp ba tôi! Các chú đang đi cùng chúng tôi là các chú giao liên của cơ quan Tỉnh uỷ Quảng trị. Trời sập tối, các chú mỗi người đội một cái mũ cối có cài lá hoặc dù nguỵ trang, tôi giật mình: sao mà giống trong ảnh họ vẽ những người Việt cộng giết người, nhưng mà sao các chú hiền khô, không có đuôi và vui tính! Nói là đi gặp ba, nhưng dễ dàng gì đâu: đi hoài, đi mãi, lội suối, trèo đèo, muỗi, vắt (đến lúc này tôi mới biết hoá ra mẹ tôi đem xà phòng thơm đi là để xoa chống vắt và kẹo thì đến khi gặp ba tôi tôi mới biết là để làm quà cho Người, nhưng cuối cùng thì lại là phần các chú bộ đội và tôi!), ban ngày nghỉ lại ở một trạm giao liên nào đó, các chú cứ chỉ đùa tôi một ai đó, nói là ba út đó! Nhưng tôi không chịu. Đến đêm lại đi, có lúc các chú có lệnh: có phục kích! Nhưng hoá ra một đàn hươu chạy qua, rồi gần đến một con suối lớn,nghe tiếng xào xạc rất mạnh, các chú lên đạn sẵn sàng chiến đấu, sau đó thì...một đàn voi! Được mẹ và các chú cõng, nhưng đôi lúc tôi đòi tự đi, tôi không thấy mệt mà thấy thú vị. Cho đến giờ, tôi nghiệm lại thấy các chú giao liên sao mà dũng cảm, họ sẵn sàng đương đầu với bất cứ một cuộc phục kích bất ngờ nào của quân địch, không hề có chút hoang mang.

( còn tiếp )

Được đăng bởi Quế Lâm lúc 20:21
Nhãn: Quế Lâm


17 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

HSMB gốc Nam đọc bài của các bạn để biết chút gì của quê hương mà mình không từng trải qua. Cám ơn đồng hương.08:10:00 27-08-2009
Quế Lâm nói...

MAFIA ơi , tỉ viết típ đi , viết lẹ lên nha tỉ .19:15:00 27-08-2009
Quế Lâm nói...

Tỉ sẽ viết khi có thời gian, mấy bữa ni tỉ hơi bận, nhưng trở thành HSMN là một bản trường ca bất hủ của mỗi chúng ta muội à.19:16:00 27-08-2009
Quế Lâm nói...

Quế Giáo và quế Mafia ui Em đã chuyển vào Docs cho dễ coi .Các đại Tỷ cứ viết tiếp để lũ hậu sinh này thưởng thức nhe
Thưởng thức miễn phí mà he he19:16:00 27-08-2009
Quế Lâm nói...

Chị Thanh ơi kể tiếp đi,bọn em làm học sinh miền nam đơn giản lắm.Lũ Quế nhỏ bọn em đa số nói giọng bắc ,đi Quế lâm cũng từ miền bắc ( gọi là lũ gia công mà ),với lại hồi đó bé như cây kẹo,2 đến 3 đứa trong một cái cũi ở Hưng yên mỗi lần có máy bay thì cô cắp nách chạy ra hầm,đi QL thì vui vì có áo mới và bánh kẹo,có khóc chút đỉnh thôi vì gặp người lạ, lên xe là ngủ đâu có nhớ gì .Đâu cực khổ và khó khăn như chị và các anh từ MN ra ở hết trường này trường nọ rồi mới đi QL. nên nhiều kỷ niệm hơn bọn em.Chúc chị và mọi người một ngày vui vẻ và hạnh phúc.19:17:00 27-08-2009
AMk3 nói...

Chào Thanh, thật tình cờ vì cách nay nửa năm, khi cái "siêu thị" mini này bị bỏ bê thì tui đã la cà ở forum của hsmn.vn để kiếm người nhiệt tình góp hàng cho blog bantbe. Tui cũng đã tìm được Võ Kim Thanh là một thành viên tích cực của forum đó mà không tìm ra cách liên lạc vì phải là thành viên mới có thể nhắn tin. Các bài viết của các Quế thật hay và rất riêng.13:01:00 28-08-2009
Quế Lâm nói...

Cám ơn các đại ca Trỗi đã đọc bài của Quế mafia và comment! Đôi khi mafia thèm có thời gian để ngồi túc tắc viết như các đại huynh lém, vì Quế nặng lòng với hoài niệm của trường HSMN, của xứ Quế vô cùng. Nhưng ở blog này Quế bận quá nên chỉ đi chợ chồm hổm, Quế giáo nó nhót được rùi post lên mà thui. Quế cũng từ lâu đã lang thang trên các trang của các đại ca Trỗi và tìm thấy nhiều đồng cảm và thán phục từ đó các đại huynh ạ...23:43:00 28-08-2009
Nặc danh nói...

Bài viết hay, rất cảm động. Không cường điệu , không tô hồng. Trường Trỗi, trường HSMN cứ viết những chuyện đời thường,rất thật của "nhà mình", nếu biết góp lại, tự nó đã trở thành những trang không thể thiếu trong bộ " Biên niên sử bi hùng của dân tộc".
TM08:31:00 31-08-2009
Quế Lâm nói...

Quế cám ơn ca Trỗi TM. Các Quế và Trỗi đều có những câu chuyện đặc biệt của mình, mong rằng ai cũng chịu khó viết thì sẽ có những trang để cùng nhau chia sẻ.06:53:00 01-09-2009
dathb136 nói...

Đọc truyện trở thành HSMN của các em mà thấy thương,thấy xót xa!Con đường đến trường của các anh sao mà trở nên dễ dàng quá!Mặc dù trong trường Trỗi cũng có những bạn hoàn cảnh tương tự.Nhưng trường của các em điển hình hơn,đa phần được vô trường đều thiếu cha hoặc thiếu mẹ.Đọc tâm sự lần nào cũng chảy nước mắt,thương các em còn nhỏ quá mà đã phải xa gia đình,thiếu tình thương của cha ,mẹ.15:02:00 02-09-2009
Quế Lâm nói...

MAFIA ui , QUẾ giáo " chôm " bài tỉ đăng công khai , sao tỉ lại nói là muội " nhót " bài tỉ , hix ... hix ...
N.H.QUẾ08:01:00 06-09-2009
Quế Lâm nói...

Cho muội một nắm cơm cháy nha?22:26:00 07-09-2009
Quế lười nói...

Quế giáo" Sài"ơi, phải thả vài quả lựu đạn lên chợ để chúng nó tức lên viết bài, nếu không chúng nó lười thì lấy đâu bài mà "nhót" lên đây. Quế giáo dạo này luyện công ở đây mà không chịu quậy ở chợ là giận à nha!!!21:56:00 10-09-2009
Quế Lâm nói...

QUẾ lười viết bài mà dấu đi đằng dấu , chữ đi đằng chữ thế này . Đọc bài phải vận hết công lực nhãn . Nhưng kệ nó , có bài để mà vận nội công là wá tốt rùi . He08:01:00 12-09-2009
Quế lười nói...

Không biết sao Quế lười viết ở trong khung thì thấy bỏ dấu bình thường, còn khi xuất bản dấu nó bỏ chạy lung tung hết là sao? xin chỉ giáo! Hu hu...19:58:00 19-09-2009
Quế Lâm nói...

Quế coi lại font chữ thử, nên sử dụng font "Time New Roman"!09:24:00 25-09-2009
Quế lười nói...

Cảm ơn chỉ dẫn, để e thử xem!22:00:00 27-09-2009

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Vạn lộc vạn nghĩa tình...

Tháng Tám năm 2011 (phải tra lại blog Quế mới tìm ra được quãng thời gian nì) MF đưa ba vô TP HCM chữa răng, biết MF đang háo hức với hoa Vạn Lộc, đại ca Trỗi TM cùng đại tẩu (mà cũng là đại tỷ Quế) đã lặn lội về Củ Chi chặt đem lên cho mấy gốc. Cả nhà nâng niu đem về, cu Quế con đem trồng vào chậu, mẹ con ngong ngóng hoài mà chỉ thấy lộc xanh cứ mọc lên. Đợt rồi không biết có phải tại khổ chủ đường trường ghé Huế hay tại Quế con đang đi học xa ghé về, khóm cây mọc lên một lộc hồng hồng. Nghi là hồng lộc nghĩa tình đã đến ngày hiển hiện, MF ra sức tắm tưới. Vậy là được một chuỗi ngày ngắm nghía như trong clip sau:


Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Bài ca THỐNG NHẤT (trở thành một HSMN)


http://bantbe.blogspot.com/2010/05/bai-ca-thong-nhat.html

BÀI CA THỐNG NHẤT

TRỞ THÀNH MỘT HSMN (tiếp theo)

Đêm nay TV phát trực tiếp chương trình nghệ thuật “Bài Ca Thống Nhất” bên ven bờ Hiền Lương (anh “Trỗi” Đỗ Nghĩa đi qua cầu đúng thời khắc này, thế mà gọi điện cho Mf nói ậm ự: anh đang đi qua cái cầu gì ở một thị trấn gì ấy, thấy họ đang làm lễ kỷ niệm gì gì…đó, trời tối hù à, không thấy gì cả...), bên chiếc cầu lịch sử một thời là sự nhức nhối của đau thương chia cắt, của sự ao ước Thống Nhất đến tột cùng! Tuổi thơ của các Quế chúng ta lăn lộn trong nỗi niềm ấy!
Câu chuyện đã lâu Quế MF đang nói dở về cuộc “trở thành một HSMN”, một hành trình rời quê hương để rồi cả một tuổi thơ đó hiểu hơn bọn trẻ con nào hết khái niệm về cặp từ THỐNG NHẤT này! MF đang kể về cuộc lên rừng gặp cha, người cha hắn chỉ mới biết trong tiếng thầm thì của bà nội, của mẹ, của tâm thức đứa con yêu đấng sinh thành. Trạm cuối mà các chú giao liên và mẹ con hắn dừng chân gọi là trạm chú Tám. Lúc ấy hắn không hề biết đó chính là căn cứ của cơ quan tỉnh ủy Quảng Trị. Mấy ngày ở đó hắn thích thú vì trạm nằm trong rừng sâu, gió ngàn thổi ầm ì vang vọng một âm thanh trầm hùng rất lạ lẫm! Hắn thường tha thẩn ngoài rừng, xem ngắm vô số cây cối, sinh vật lạ, những con dọoc nhiều màu, những con chim chẳng biết chim gì hót hay tuyệt! Thỉnh thoảng giữa rừng già có những khoảng trống bừng nắng, những cây sim, cây ổi rừng vô cùng hấp dẫn con nhóc hắn. Có lần hắn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một cây đùng đình đang chín trái, chuỗi trái chùm xanh, chùm vàng rực rỡ rủ xuống như mái tóc của một cô đầm!...Phía trước trạm là một dòng suối chảy qua, dưới lòng suối có những viên cuội đủ màu sắc, hắn lượm chúng và nói “để dành đem về cho mấy đứa dưới làng!” những tưởng ít lâu nữa lại được về làng (mặc dù có mẹ cùng ở đó rồi mà ngày nào cũng khóc đòi về vì nhớ nhà, nhớ bà, nhớ bè bạn…), ấy vậy mà mười năm sau hắn mới được trở về!
Một ngày đang chơi đùa với các chú trong trạm thì thấy các chú có vẻ chộn rộn, xôn xao “Anh về!” “Anh về”! Rồi mọi người ra ngóng trước suối, bên kia suối là một trảng cỏ, không nhớ lúc ấy là sáng hay chiều nhưng ánh nắng vàng chiếu xiên từ rừng già xuống hắt nhẹ lên một đoàn quân đang hối hả đi về phía trạm, mọi người chạy lúp xúp, mũ tai bèo, quần áo lính giải phóng, một người đi đầu, không chạy mà sải những bước rất dài với cây gậy mây, dáng cao lớn hơn hẳn, cũng mũ vải nhưng to hơn và bằng chóp chứ không tròn chóp như mọi người, một hình ảnh đẹp lộng lẫy và oai hùng đầy ấn tượng mà hắn chợt thấy, linh cảm thật lạ, không ai nói gì nhưng con bé chắc mẩm đây là cha mình! Người sải tiếp những bước dài thẳng tới rồi thả gậy bồng xốc hắn lên! Con bé nép đầu vào vai cha, rồi Người cứ thế bồng con vô lán! Mấy chú vây quanh: Thử không nói chi coi hắn có nhận cha khôông, ai dè…
Mấy ngày sau đó hắn cứ quấn lấy chân Người, thỉnh thoảng cha bồng con xuống suối, ngắm nước, ngắm cá và hỏi han: dép con mô? Tui để quên ở dà (nhà đóo, he he)! Răng mà xưng tui với ba như tui thợ rèn rứa? Xưng là con chớ! Dạ, con quên ở dà! Để khi mô các chú về đồng bằng, ba dặn mua cho một đôi dép cao su nhỏ! (Hix, hắn không thích tí mô, suốt tuổi thơ hắn thèm một đôi dép săng-đan như con mấy người nhà giàu ở tỉnh về, nhưng mạ hắn không dám mua. Trước khi lên đây hắn có đôi dép xốp bà cô mới mua cho, nhưng vội đi quá quên mất (ở làng toàn chạy chân đất mừ!) Khi lên trạm ni, thấy có ông tên Kinh, người to như hộ pháp, hay đi đôi dép cao su có kiểu quai trước lạ lùng là chỉ xỏ ngón chân cái, hắn thấy ghét ghét thế nào, cứ lén cầm vứt của ông ra ngoài rừng, nhưng lạ là cứ hôm sau lại thấy ông đi nó, lại vứt, nó lại về, là vì hắn cứ tưởng mình vứt được xa lắm! Chỉ những ngày gần đây, thấy ba chứng nhận cho bưu điện Quảng Trị để làm thủ tục truy tặng ông danh hiệu ANH HÙNG, hắn mới té ngửa, ông chính là người cần mẫn lái đò, chèo chống trong bom đạn để đưa quân và thư tín lên về đồng bằng và căn cứ, lẽ ra được phong danh hiệu cùng lần với Anh Hùng Trần Thị Tâm, nhưng không biết sao họ làm thất lạc…đọc những dòng chứng nhận đầy tâm huyết của ba, hắn tuôn trào nước mắt!!)
Rồi ba lại đi, hắn lại ngóng chờ, có lần ba đã ra ngoài rừng xa, hắn đòi chạy theo, bị mẹ cho ăn roi, hắn gào lên cho ba nghe thấy, tiếng ba trong gió ngàn vọng về: “Đừng đánh c..o..o..n!”
Sợ con những ngày ở đó thất học, mỗi lần về Người tranh thủ ra bài cho hắn học, làm toán, hắn làm ngon ơ, nhưng văn, ui chao đề chi mà lạ: “Vì sao con lên đây?”, hức, hắn để trống trơn tờ giấy, Người kiên nhẫn giảng giải, hắn chẳng nhớ gì…”Bác Hồ là ai” hồi ở nhà có nghe trong nhà thì thầm, nhưng hắn chẳng có khái niệm gì! Con nghe đây…Con nhắc lại đi: Bác Hồ có đôi mắt sáng, vầng trán cao, râu dài…(Khi đó không hiểu sao mà chẳng có một cái ảnh nào, hắn cứ tưởng tượng theo lời cha kể…)
Rồi cũng đến cái ngày, Người bồng hắn đi một vòng, thơm hắn rồi nói: bây giờ con phải ra Bắc để đi học, con không thể thất học được, con phải cố gắng học thật giỏi…Hắn giãy lên trên tay cha “kh…ô… ô…ng!!” Trời ơi, nhớ nhà, nhớ bạn, nhớ quê da diết, giờ lại bắt hắn phải xa cha mẹ để một mình ra đi… ngày hắn ra đi, cha và mẹ sợ không cầm lòng nổi, trốn hết, người cõng hắn đi là chú Phú (nhớ là thế), hắn vùng vẫy trên lưng chú, cắn chú, xé toang cả lưng áo chú!(Hết bít) Lần đầu tiên trong đời hắn biết thế nào là sự bất lực và đau khổ! Khởi đầu cho một sự khao khát THỐNG NHẤT BẮC NAM!
Những ngày đầu ở Vĩnh Linh còn chưa bom đạn, nhưng không thấy yên bình, mặc dù dường như Đảng Bác vẫn cố gắng tạo một cuộc sống tưởng chừng yên bình và đầy đủ tại giới tuyến! Những chiều cuối tuần, các bác trong cơ quan Đảng Ủy (lúc í bác Trần Đồng ba anh “Trỗi” Chí “hâu” làm bí thư) đánh xe về thăm cầu Hiền Lương thường “bới” hắn đi theo. Về đến nơi là con bé vội vàng tụt xuống xe và dõi mắt qua chiếc cầu xanh đỏ, dõi mắt qua bờ yên ắng bên kia, dù biết chẳng thấy ai, nhưng cứ ước có một phép màu cho ba mẹ mình chạy qua từ bên ấy! Mặc dù biết từ đó tới ba mẹ xa biết bao là xa nữa, và mấy người cảnh sát bên VNCH mặt mày lạnh tưng kia là hiện thân của sự chia cắt biền biệt! Biết đến bao giờ…câu hỏi này đeo đẳng theo những giấc mơ suốt chặng đường ra Bắc, vào trường 11, những ngày học hành và tha thẩn ở Quế Lâm, những giấc mơ cắn rứt nỗi ao ước được trở về! THỐNG NHẤT! Thật là một bài ca diễm tuyệt mà những con người quyết liệt đã viết nên! Cũng tự hào một chút vì các Quế chúng ta đã chịu khó sống cùng nhau để ba mẹ rảnh tay góp phần làm nên chiến tích ấy!

Quế MF


30 nhận xét:

EGK9 nói...
Thiệt hay muội à! Mong các Quế và cả những người khác tiếp tục viết về những ký ức như thế này. Người Việt mình coi con cái gia đình là trên hết. Đôi khi bạn bè mình vẫn nói với nhau mình sinh con ra để làm nô lệ cho chúng. Vậy mà biết bao bậc phụ huynh của chúng ta (từ thời ông bà chúng ta) đã chấp nhận xa rời con cái gia đình, chấp nhận hiểm nguy để dành lại độc lập thống nhất cho đất nước. Những bài viết như của muội góp phần làm cho ai đó hiểu thêm vì sao Việt cộng lại thắng, nó cũng có sức mạnh về mặt tư liệu không thua gì những bài chính sử đâu. Phát huy "truyền thống cách mạng" nhé
Quế Lâm nói...
@EGK9:Cám ơn tỉ! Nhiều lúc nhìn lại quãng đời qua, không biết mình đã may hay rủi vì đã làm con một Việt Cộng nữa, tỉ à!
EGK9 nói...
@Quế MF: Làm gì có cái nào là tuyệt đối may hay tuyệt đối rủi. Mình chỉ có thể tính mình "may hay rủi" bằng cách tính thêm "hệ số" đối với những cái mà mình coi là quan trọng nhất hay quan trọng hơn những cái khác thôi muội à!May hay rủi thì ta vẫn là "con của bố ta mẹ ta" mà! Khi mình thành cha thành mẹ rồi mới hiểu thêm được sự hy sinh mất mát của các bậc phụ huynh đó muội!
Quế Lâm nói...
Hôm nay , 1/5 , báo tuổi trẻ có đăng bài " hành trình 30 năm đi tìm cha " ,nói về ba của Quế M.Hồng đó
Quế Lâm nói...
@EGK9, QuếLâm: Đúng vậy tỉ ạ, điều may mắn nhất là chúng ta được kiêu hãnh về đấng sinh thành, họ đã hiến cuộc đời cho đất nước, dẫu sau cuộc chiến họ mất hay còn!
Q.MF
Quế Lâm nói...
Tôi sinh ra thì ba đã hy sinh.Mẹ bị tụi Hội dồng xã quậy quá nên bỏ quê,gởi con...vài Sài gòn đi ở đợ.Lúc ấy tôi mới 5 tuổi ,đói khổ triền miên tại một vùng quê miền trung.
Sau đó ,lúc 12 tuổi năm 68,tôi tự ra Bắc bằng đi bộ 4 tháng (vì ốm luôn)theo đường giao liên,chẳng biết khóc là gì vì nước mắt cạn trước đó rồi.
Mãi khi ra đến trạm XHCN mới khóc vì nhớ mẹ,không hỉu sao.

THỐNG NHẤT là niềm mong ước vừa cụ thể vừa rất mơ hồ.
Khắc Việt nói...
NGÀY THỐNG NHÂT. Là khát khao của bao người:
- Trường Bé, Trỗi là mong gặp cha mẹ, lớptrước tham gia cuộc trường chính ấy là mong về gặp gia đình.
- Các bà mẹ ( Cả Nam và Bắc ) được gặp con.
Nặc danh nói...
Tý tuổi đầu đã phiêu dạt.
Quế lại về, úp mặt vào lưng trâu.
Ơi con trâu của một thời cơ cực
đã theo em đi suốt một nửa cuộc đời...
(Nhại "Khúc hát Sông quê" của Ng.Trọng Tạo)
:-)
Nặc danh nói...
Bài viết rất cảm động.

HMK6
Quế Lâm nói...
@Nặcdanh: hic, hồi nhỏ chỉ chạy chân đất thui chớ nhà có trâu đâu mà "lại về"...?
Quang Trung nói...
Anh gõ nhờ máy nên quên không kí tên, trêu Quế Mafia tý thôi, nhưng cũng đúng đấy chứ, mới bé tẹo đã phải xa cha mẹ, bôn ba học tập bao nhiêu năm theo chuyên ngành con trâu! rồi lại về chắc vẫn làm việc về nó, cảm thán đúng đấy chứ!:-)
Quế Lâm nói...
@Quang Trung: dạ cũng đúng, hồi đó muội thấy họ cưỡi trâu thích lém, thỉnh thoảng lẽo đẽo đi theo coi họ ... chăn trâu! Do đó thích hắn tới... chừ! Dù sao cũng hơn tụi học trò muội chừ, có đứa vô học nghành chăn nuôi rùi mà chưa hề ... thấy con trâu! hic
Quế Lâm nói...
Ba hy sinh , mẹ bị bắt , tôi về ở với dì , nhà dì nghèo lắm , con lại đông ( 6 đứa ) . Các chú về đưa tui ra cứ rồi ra Bắc , trên đường ra Bắc tụi tui có khoảng chục đứa , 1 chú giao liên đi trước , 1 chú đi sau , tụi tui cứ theo hiệu lệnh mà mần , chú hô : CHẠY là cắm đầu chạy , hô : NẰM , là nằm bẹp , nhắm mắt , hô : BÒ , là bò ...cứ vậy , dzui như chơi trò chơi , đâu đã biết sợ là gì . Ra Bắc tui mới được ăn no , ngủ kĩ , được mang giày dép , được học những chữ đầu tiên , lúc đó , tui 12 tuổi và trở thành HSMN . Khát vọng THỐNG NHẤT là nỗi nhớ Ba , Mẹ tràn ngập
Nặc danh nói...
Lớn tuổi rồi mà kể lại những chuyện thời thơ ấu, các bạn nữ thế nào cũng có người rưng rưng cho coi. Nghe MF kể chuyện, đã gặp pa pa bạn, mong cụ luôn khỏe. Có giờ chị khó đưa cụ đi chơi xa bạn hè.
Bữa trước từ Q.Bình đi Huế là qua cái thị tứ nào ấy, vì tụi tui bị đuổi qua đường Tr.Sơn, không được đi Q.lộ 1 tới cầu H.Lương và sông B.Hải là một phần trong tua đã đặt. Chắc là do chương trình này.
ĐN.
Khắc Việt nói...
ĐN gặp Ba MF hồi nào vậy? Hôm rồi cùng anh HT và Lixeta bọn này cũng gặp ba MF, muốn ngồi nói chuyện với bác mà không được vì các cuộc hẹn luôn bị muộn.
HữuThành.Nguyễn nói...
Hôm đó KV và Lixeta muốn đàm đạo với ông cụ nhà Q.MF về chiến dịch giải phóng Huế. Còn tôi không có chiến tích thì xin nhận... đồng hương :-)
Nặc danh nói...
Tui gặp bữa đầu năm, MF đưa ba vào chơi SG.
ĐN.
Quế Lâm nói...
Các bác còn cha kể cũng sướng thật,có chỗ để định hướng cuộc đời và nhất là quan hệ "nhất thân nhì thế" của ta.Mìn ngơ ngơ khi chọn trường vào đại học rồi ra trường bị đẩy lên tới rừng xanh núi đỏ.Giờ nghĩ lại còn hận vì ngu và lý tưởng quá "đâu cần thanh niên có việc gì khó có thanh niên".
Quế Lâm nói...
@ĐN: Cả nhà đại ca về lại SG rùi à? Muội nhắn tin hỏi thăm mà ko thấy đại ca nói gì, sau mở máy hóa ra tin nhắn bị treo! Mấy ngày ni muội ko thể nào nhắn tin được!
@KV&HT: Hôm ấy ba muội mới đi viện về, người yếu quá nên không tiếp các cựu binh được, cụ cứ tiếc mãi, cụ sống đa cảm, thương lính tráng, nghe "các cháu HSMN và trường Trỗi" đến là mừng! Lần trước anh KV đến Huế chưa gặp, nhưng cụ đã nghe chuyện anh về thăm lại chiến trường xưa rồi (MF là một đứa con ngoan, đi đâu về báo cáo PH rõ ràng, he he). Tối hôm đó MF đọc trang QSVN chỗ các anh luận về chuyện ngày giải phóng Huế, ông cụ rất tâm đắc, nhất là nghe đoạn đại ca Lixeta bình về Trung đoàn 6!
@HT: He, một đồng hương ấn tượng đó, ba muội nói từng gặp bác Nguyễn Hữu Mai rùi, "nhưng anh ấy không trưởng thành ở quê hương!"
@Quế Lâm: Quả là MF may mắn hơn vô số Quế, khi nước nhà thống nhất ba mẹ còn lại, như người Quảng Trị hay nói về ba MF: "hột gạo còn trên sàng"... Suốt những năm ở trường HSMN MF chẳng bít ba mẹ còn hay mất!
Zưng mà, hic, Quế có đứa nèo bít "nhất thân nhì thế" đâu, dẫu nhìu đứa ba mẹ có công với nước như trời!
Q.MF
Quế Lâm nói...
"... tiếng ba trong gió ngàn vọng về : đừng đánh c..o..n " , nghe thương quá
Quế Lâm nói...
Đọc câu chuyện của các anh chị, các bạn thời ấy mình cảm động quá, vẫn được nghe nói nhưng cụ thể từng mảnh đời thì nơi đây mới thấy rõ hơn, sinh động hơn (zì là người thật ziệc thật mà)...muốn được đọc thật nhiều...như thế nữa để chúng ta không thể nào quên...!!!
Quế Lâm nói...
Phụ Huynh mới báo tin ông Kinh, người MF kể trong câu chuyện, đã được truy tặng là ANH HÙNG CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN, ba MF mừng vô cùng!
Trong bản đề nghị, Người đã viết về ông Kinh như sau: Đồng chí Võ Duy Kinh là một cán bộ hết lòng với Dân với Đảng với ngành giao bưu. Đồng chí sớm được vào Đảng, trải qua kháng chiến chống Pháp lại tiếp tục phục vụ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là giai đoạn đồng chí Kinh đảm nhiệm chặng đường giao thông từ Ba Lòng về đến Trấm, một đoạn đường không có dân, chỉ rừng núi và sông ngòi hiểm trở, thám báo địch và cọp beo luôn rình rập. Thế nhưng đồng chí Kinh đã mấy năm liền một mình một súng, một chiếc hầm bí mật, thực hiện “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” để bảo vệ hành lang. Những năm khó khăn nhất của Tỉnh thì đoạn đường này cũng là huyết mạch giao thông quan trọng nhất, lãnh đạo của Tỉnh đi ra Bắc thông suốt cũng nhờ con đường đó, thông tin thông suốt từ cấp trên xuống cấp dưới cũng từ đường dây đó, muốn chuyển phong trào từ yếu sang mạnh cũng phải có con đường ấy cho cán bộ, bộ đội lên xuống, qua lại thực hiện nhiệm vụ, mọi thư từ, công văn đều phải qua con đường này! Đồng chí Kinh đã anh dũng một mình lo ăn lo uống, lo đau ốm bệnh tật, chống chọi với rừng sâu nước độc, chống lại với thám báo, cọp beo, chịu đựng gian khổ bao nhiêu năm để làm tròn những chiến công khó ai sánh được.
Thấy phụ huynh mừng cho đồng chí của mình mà MF vui theo, ba MF còn sống, còn minh mẫn là nhiều quần chúng cách mạng còn nhờ, bao năm nay ông miệt mài lên xuống phường không quản nắng mưa, giờ giấc để chứng nhận cho những người đã thực sự góp mồ hôi nước mắt, xương máu cho 2 cuộc kháng chiến thành công!
Q.MF
HữuThành.Nguyễn nói...
Chúc mừng ông cụ thỏa tâm nguyện người CM già. Chúc mừng Q.MF ở bên cạnh giúp được cha làm những việc này.
Nặc danh nói...
Ôi đó là những người cộng sản chân chính ,họ chiến đấu hy sinh là mong có ngày mai tươi đẹp trong đó có con cái họ,vậy thôi.
Quế Lâm nói...
MF có ông BỐ tuyệt vời!
Quế Lâm nói...
MF đi QL mấy ngày, bên í không cách gì mở được blog. Hôm nay về nhà mới đọc được còm của mọi người. "Nặc danh" nói rất chí lí: "họ chiến đấu hy sinh là mong có ngày mai tươi đẹp trong đó có con cái họ, vậy thôi"
Q.MF
Việt nói...
Q.MF đã về nhà rồi à, kể chuyện chuyến đi cho mọi người nghe với. Bên Trỗi chỉ có sếp lớn đi nên không mong gì. Hôm rồi có điện cho K6LS mới biết có vưỡng mắc chút ít ở của khẩu may mọi việc đều ổn.
HCQuang-Trỗi K4 nói...
Xin chúc mừng vì ông cụ được truy tặng Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.
Góp ý: (nếu được) các Quế có ních-nêm là "Quế lâm" có lẽ nên thêm vào chữ "Quế lâm" một vài chữ nữa, để anh em Trỗi biết mà ... "cư xử", ví dụ (chỉ ví dụ thôi) như "NH.Quế", hay "Quế.MF" chẳng hạn.
Việt nói...
Bác HCQ: Anh hùng là người khác, PH QuếMF là người chứng nhận và giúp cho hôm nay thấy được công lao của bác ấy đã đóng góp cho đất nước.
Quế Lâm nói...
@Viet: Dạ muội về rùi, có vài chiện muốn viết mà để muội tranh thủ thời gian chút đã, đi thế này muội bỏ bê nhìu việc quá nên phải cố bù đắp lại.
@HCQuang: Người ANH HÙNG đó thực sự là một "anh hùng áo vải", giản dị như đôi dép cao su chỉ có quai xỏ ngón mà muội đã tả trong bài, to lớn sừng sững như Từ Hải nhưng hiền lành chất phác, ai ai cũng thương mến, hình ảnh bác í in rất sâu trong tâm trí MF khi mới lên rừng!
Q.MF

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Tháp tùng phụ huynh tham dự Cầu Truyền hình “Bản hùng ca mùa xuân”


Cuối năm, theo thông lệ, Tỉnh ủy và Ủy ban tỉnh gửi giấy mời phụ huynh đến dự buổi gặp mặt với lãnh đạo tỉnh. Trong giấy họ đề “…nguyên phó bí thư tỉnh ủy…”, phụ huynh càm ràm “nói mãi rồi mà cứ ghi sai, chức vụ chẳng có gì quan trọng đối với một người đã về hưu 30 năm, nhưng đã ghi thì ghi cho trúng! Con viết dùm ba cái thư bảo họ viết lại! Nghĩ tuổi đời ba quá cao, chiều cụ một tí vậy, MF thảo một bức thư ngắn gửi ông chủ tịch tỉnh. Hai hôm sau, một thư mời hỏa tốc khác từ UBND tỉnh bay tới, thấy trên bì thư đã điền thêm “nguyên Khu ủy viên khu ủy…” nhưng vẫn kèm thêm “phó bí thư…” phụ huynh thở dài, lại thế … tưởng chỉ thư mời cũ có sửa chữa, hóa ra thư mời mới: tham dự Cầu truyền hình trực tiếp “Bản hùng ca mùa xuân” nhân dịp kỷ niệm 45 năm Xuân 68, 83 năm thành lập Đảng và 40 năm ngày ký Hiệp định Pari! Tuy nhiên, thư mời trước thông báo có xe đưa đón, thư này mục này bỏ ngõ! Ba ưng đi thì con chở ba qua cũng được! Đi chớ! Con chuẩn bị cho ba bộ áo quần, lấy tất cả các huân huy chương đeo vô đó hết cho ba!” Hic, vốn cụ rất ít làm việc này, Thường khi đi tham dự các sự kiện, cụ chỉ đeo một huân chương cao nhất, hoặc không đeo. Ba mình già thật rồi! Một thán câu quá trễ! Sao vậy ba? để họ biết, lâu ni họ hình như không biết. Họ là thế hệ trẻ mới lớn lên mà ba, hầu hết là lứa con trở xuống, ba đừng băn khoăn gì nhiều! nói với phụ huynh vậy, nhưng chiều cụ “rứa ba đem hết huân huy chương ra con coi!”. Cụ lục tủ, kéo ra mấy cái hộp bánh cũ rỉ rét (MF là đứa con đáng nguyền rủa, lâu nay thấy cha không quan tâm, mình cũng cứ theo cuộc đời bận rộn không chăm sóc phần hồn đặc biệt này của cụ). Chiếc Huân chương Hồ Chí Minh mới nhất cụ hết sức trân trọng để ở ngoài. Còn trong mấy cái hộp này, chiếc huân chương Độc Lập hạng nhất đã 28 năm, thỉnh thoảng cụ có dùng, bây giờ bị bong tróc phần sơn. Phần vải làm chất liệu tệ quá, lại lâu năm, trông rất xài xể, MF phải lấy kim chỉ chỉnh đốn lại. Các huân chương hạng nhất: kháng chiến CP, CM, Quyết thắng, Giải phóng… Phần lớn còn đang nằm nguyên trong hộp, còn cài trên các băng vải đỏ và lấp lánh… “những ngày ác liệt, có để ý gì chuyện huân huy chương đâu con, ba thậm chí không nhớ hết là mình được gắn những loại nào, cũng không biết là có làm thất lạc cái nào không nữa…” cụ giải thích vậy. Các huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương thì thế nào ba? Cứ đeo hết vào, vì đó là những việc ba làm… Huy hiệu 40, 50, 60, 70 năm tuổi Đảng, các kỷ niệm chương bị bắt bị tù đày, tấn công nổi dậy của Quân khu Trị Thiên, vì sự nghiệp Kiểm tra Đảng, vì sự nghiệp Tư tưởng Văn hóa, vì sự nghiệp Lịch sử Đảng, vì thế hệ trẻ, huy hiệu chiến sỹ giải phóng, công an nhân dân, người tốt việc tốt Bình Trị Thiên-Belorutxia (chẳng hiểu sao lại có cái huy hiệu này), lại cả kỷ niệm chương vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ nữa…MF ngồi mân mê các kỷ vật mà triền miên với một quá khứ của một con người bây giờ đang ngồi tư lự với quá khứ xa xăm kia.
Hôm nọ ban bảo vệ sức khỏe cán bộ bảo MF đem bản photo bằng chứng nhận HC Kháng chiến đi làm bảo hiểm y tế cho ông, MF lười tháo bằng từ khung, sẵn bản photo tấm bằng HC Hồ Chí Minh, đem tới, cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh bảo: không được! Cái này không nằm trong chế độ! Phải HC kháng chiến cơ, đó là luật bảo hiểm! hic.
MF cố chọn lọc để đeo cài, cái khó nhất là mấy cái kim gài lâu ngày với khí hậu thường xuyên hưởng độ ẩm 90% của xứ này, đã bị rỉ rét, đụng vào là gãy. Khi làm họ không để ý cái chất liệu của kim gài lắm thì phải. Cạy cục mãi đến nửa đêm, MF cũng hoàn thành nhiệm vụ, cụ khoác cái áo nặng trĩu trên cái lưng vốn đã còng, nhưng mỉm cười dường như đã mãn nguyện và đi ngủ.