expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Tháng Mười ...

3 mẹ con trên tàu đi thăm thủ đô. 1995.
Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Thu về, những chiếc lá hồng xao xác trong gió heo may… một tháng mười nhẹ nhàng mà tràn đầy hạnh phúc. Một ngày mười bảy tháng này cu Lỳ con trai mình hét lên tự hào rằng nó đã hiện diện trên đời, một ngày hai mươi tháng này, hĩm Bống đã nũng nịu khóc khoe có mặt trên đời. Tháng mười này mình tự hào đã hiến cho dòng nhân sinh đất nước những mầm chồi tuổi trẻ: con trai tròn 25 và con gái tròn 20. Các con mình đẹp như trăng rằm… tưởng chừng như cuộc đời chẳng có gì hơn để ao ước. Tháng mười, mẹ tiếp sức cùng các con và các con tiếp tuổi trẻ cho mẹ, chúng ta nắm tay nhau cùng chuẩn bị bước vào mùa xuân …
Nhớ lại những tháng ngày hạnh phúc và gian truân, mẹ và các con trong thăng trầm trùng điệp… Người ta sinh con chỉ cần một bà mụ vườn đỡ là xong, con mình ra đời đứa nào cũng phải có 3 đốc tờ thao tác. Những ngày qua đọc bài báo ca ngợi bác sỹ Ngỏ bệnh viện trung ương Huế cứu đứa trẻ từ một người mẹ đã mất, mình chảy nước mắt. Chính người này là bác sỹ chính “đẻ” cho con trai mình khi bác còn rất trẻ. Bác sỹ Sen, người có mặt trong hai lần sinh của các con mình là Quế  Sen mập yêu quý cùng lớp của MF từ thủa Quế Lâm cho đến Đông Triều. Bởi vì lỡ mang tư chất của một HSMN, người bác sỹ giỏi này chối từ tất cả các dịch vụ tư hái ra tiền, “lấy tiền người ta sao chị thấy kỳ kỳ” chị nói thế khi MF hỏi sao chị không mở phòng mạch như các bác sỹ khác. Rồi giờ về hưu, chị tuần 3 buổi tham gia làm từ thiện cùng phòng phụ sản tu viện Kim Long. Các con mình đã được chào đời trong bàn tay nâng niu của những con người như thế, trước khi bố mẹ ông bà ôm ấp bế bồng… có lẽ thế nên tâm hồn các con sáng trong, làm nên niềm kiêu hãnh trong lòng mẹ.

MF chẳng bao giờ siêu âm trước để biết con mình trai hay gái. Khi cu Lỳ (nó vần vũ 2 ngày mới ra, nên bác sỹ Ngỏ đặt tên như vậy J, sau này đổi thành cu Bim, vì có cô bạn MF phê phán: thế sau này bạn gái nó đến nhà hỏi “bác ơi có anh Lỳ ở nhà không” à, cu được đổi tên khi ba mẹ đọc truyện “con chó Bim trắng tai đen”, có chi tiết 2 đứa này giống nhau: con chó không thích mùi nước hoa, cu Lỳ cũng nhăn nhó khi mẹ chấm nước hoa vào các vết muỗi cắn) ra rồi, chị Sen dí tay vào trán MF: con trai! sướng chưa! Con Bống cũng lỳ chẳng thua cu anh, ngày 17 thấy dường như chuyển dạ, nghĩ không khéo hai đứa trùng ngày tháng sinh? Nhưng rồi nó ra đời sau anh nó đến 5 năm 3 ngày lẻ, (để mẹ được quyền trêu: người người mừng sinh nhật con đấy nhé!), giờ phút thiêng liêng ấy, mẹ nghe các bác sỹ, hộ sinh thì thầm với nhau: con gái! ồ, sao họ không nói to lên nhỉ, họ đâu biết rằng chịu cơn đau đớn, phải tiêu gần hết một bình ô-xy để mong chờ cặp từ này phát ra từ môi họ! Họ tưởng rằng ai cũng chỉ chăm chắm đẻ con trai sao? Con Bống là tên bà ngoại đặt, mà ngẫu nhiên làm sao, khi đưa nó về nhà, các chương trình ca nhạc trên đài truyền thanh phường bắt trong nhà liên tục phát đi các bài dân ca, cái Bống là cái Bống Bang, ru Bống .. rồi sau đó thì ca khúc “Bống bồng ơi” của Trịnh Công Sơn viết cho Bống Hồng Nhung ra đời!
          Nam tính của con trai biểu hiện rất rõ kể từ cách cất tiếng khóc chào đời cho đến khi chập chững đi (14 tháng), gặp trái banh nhựa nhỏ, con co chân đá phóc! Từ năm chưa biết đọc đã biết vẽ cho đến ngày hôm nay, con chỉ chọn duy nhất một nghề: kiến trúc sư. 4 tuổi con đã vẽ bức tranh “quê ngoại”, được nhà thiếu nhi chọn đi triễn lãm hội chợ quốc tế của Pháp, sau đó 4 năm, bức tranh này đạt giải ba không có giải nhất trong hàng nghìn bức tranh chọn từ các nhà thiếu nhi toàn quốc. Là con trai, con cá tính, giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi của con quá mạnh mẽ, hành mẹ lo lắng năm canh, nửa đêm mưa gió khắc khoải chạy tìm vì con đi chơi ngủ quên ở nhà bạn. Nhưng rồi sự mãnh liệt của con đã tiếp con sức mạnh, những ngày khó khăn nơi phương Bắc con dẫu gần kề bên hố sâu của những cám dỗ tuổi trẻ, con vẫn giữ được mình, tự vượt qua kỳ khủng hoảng tưởng chừng như không qua được, con bứt phá chạy về đích, con đỗ đại học, năm năm ròng rã mẹ đợi chờ, con ngày vẫn chơi tràn cung mây (nên các môn học thường điểm thấp lé đé), nhưng đêm thức vàng võ để hoàn thành những đồ án sinh động và cảm xúc dâng tràn. Đôi khi duyệt bài rồi con bức xúc: thầy không hiểu ý tưởng của con! Mẹ nói: thầy đâu phải là con, mỗi người mỗi ý tưởng khác nhau mà! Mùa thu này, con bảo vệ đồ án tốt nghiệp, mẹ không có nhà, hỏi con có cần mẹ cắt chuyến đi về sớm đúng ngày đó không? Con nói, mẹ cứ đi đi, đừng lo chi cả! Mẹ đi xa về, bước xuống máy bay, mở điện thoại, nhận tin nhắn của thầy giáo: “Thi bảo vệ điểm cao nhất hội đồng, em chúc mừng cô!” tự hỏi: có khi nào con được các thầy quá ưu ái không? Nhắn tin cám ơn các thầy giáo, họ trả lời: năng lực tự thân của em ấy là chính, bọn em chỉ ủng hộ thôi, quyền quyết định là của Hội đồng cô ạ! Được dịp hội ngộ với hội đồng này, mẹ mới biết thành viên toàn những vị cao niên khó tính trong ngành kiến trúc và xây dựng bên ngoài trường. Đề tài của con: “Bảo tàng nước”! Mỗi đồ án, khi đem duyệt, con đều đưa mẹ xem, con như đưa mẹ bay tới những chân trời hình dung cùng với con: những tòa lâu đài hình kim tự tháp, những nhà máy kiểu dáng hiện đại, những góc phố mỹ miều… nhưng ý tưởng "bảo tàng nước" này, đương nhiên con song hành cùng thầy giáo hướng dẫn, Tiến sỹ, kiến trúc sư trẻ Đặng Minh Nam, và trên thế giới đó đây đều có, nhưng sao mẹ vẫn ngỡ ngàng, mặc dù mẹ đang có ý tưởng sát cánh cùng con trên phạm trù kiến trúc, cơ mà, con trai mẹ đã chiến thắng! Hãy tiếp tục sống mãnh liệt với tuổi trẻ của con, đừng bao giờ chùn bước, dẫu là bao giờ, mẹ cũng luôn ở bên con.
Trong lúc đó thì, Bống của mẹ khóc thút thít khi các cô hộ sinh bép cho vào mông vì chậm khóc khi ra khỏi bụng mẹ. Có lẽ các cô nhầm là cháu không khóc được, chứ từ khi sinh về đến những ngày còn có thể khóc làm nũng, cháu chỉ thút thít mà thôi. Còn thì cháu ngủ, hàng xóm quở: “nhà cứ như không có con dại” vì cháu chẳng ầm ĩ bao giờ, hoàn toàn khác với cu anh. Bống nữ tính, Bống ngoan hiền, nhưng Bống đầy mãnh liệt, Bống dường như là chỗ dựa chính của mẹ trong những ngày lo lắng cho cu anh. Bống cứ thế ngủ, trong những ngày đầu, mẹ cứ phải thức Bống dậy cho bú vì sợ con đói. Đêm để yên cho mẹ ngủ một mạch như một người không con! Có Bống trên đời làm nhà vui lên hẳn, hạnh phúc đường như tràn đầy những ngày này, mới đầy tháng Bống đã biết cười tươi rói mỗi khi có ai vén màn viếng thăm. Bống luôn cười đến nỗi, một ngày sau một kỳ đi tướt dài, biếng ăn, thấy Bống cứ nghẹo đầu một bên cười, hơi lạ, mẹ cho Bống đứng chựng lên, Bống rớt sụp xuống, đầu nghẹo một bên cười, mẹ vội đưa đi khám, bác sỹ nói nó bị suy dinh dưỡng! Hic, mẹ cuống lên mà nó thì chỉ cười, không ăn. May thuốc bác sỹ làm cho Bống ăn tích cực trở lại, kết hợp thuốc cam Hàng Bài Hà Nội, Bống nhanh chóng trở lại con Bống mũm mĩm, tươi rói với cãi mũi tẹt (mãi lên cấp 1 mới cao dần lên để mà xinh xắn như bây giờ). Bống chẳng bao giờ để mẹ phải quá lo lắng chuyện học hành, mẹ không bao giờ tập cho các con đọc khi các con đang học mẫu giáo, thế mà chỉ hai tuần trước khi chuẩn bị vào lớp 1, với sự hướng dẫn của ông ngoại, Bống đọc báo vanh vách. Bống tự lo, tự học và chia sẻ với mẹ mọi vui vẻ khó khăn trong đời. Bống từng đoạt giải vẽ khi học mẫu giáo, Bống được cô giáo dạy dương cầm khen nức nở khi học ở nhà văn hóa thiếu nhi, nhưng mẹ không đầu tư nhiều về nghệ thuật cho con, mẹ lo … Bống nhạy cảm, Bống bé nhỏ nhưng tâm hồn Bống mạnh mẽ. Bống thích mua sắm lắm, nhưng hễ cầm vào món đồ là nhìn giá, thấy giá đắt đắt là thả lại ngay không nói gì, đôi khi thấy con mặc thử xinh quá, mẹ phải giục “con lấy đi”, nghĩ chặng thời gian để cho con có thể tung tăng với thời trang tuổi trẻ đâu có dài? Nhưng cám ơn con đã âm thầm thương yêu mẹ! Nhà kinh tế tài nguyên và môi trường tương lai của mẹ cha, của quê nhà!
Nhớ lại những tháng mười mưa bấc, mình phơi mình trên giàn than muối thoảng hương tinh dầu để hạnh phúc ngắm nhìn con bé bỏng mới ra đời, lúc có con mới nghiệm ra rằng trên đời có chuyện sinh ắt là có chuyện tử. Cám ơn tháng Mười, cám ơn bà nội, bà ngoại, những phụ nữ tuyệt vời, nguồn sinh lực và sự yêu thương đã cho các con sinh ra các cháu. Cám ơn các con đã cho mẹ có con trên đời này.
           Sinh nhật con trai qua đi, sinh nhật con gái hôm nay. Chúc cho các con mẹ một tuổi đời mới tràn đầy hạnh phúc. Chúc các con mẹ bước vào cuộc làm người sẽ đầy cam go nhưng chắc chắn là sán lạn khi các con trở thành những con người chân chính! Các con sẽ bắt đầu nó từ bây giờ!
Tháng Mười Huế năm nay ấm áp chứ chưa có mưa ngâu. Trời dịu đẹp như mơ. Hai ngày nay hoa ngập tràn thành phố. Ai đó nói: sao phải thêm một ngày phụ nữ để… ồ, không sao, nếu những người phụ nữ đều đẹp nét trong, nét ngoài, thì lúc nào cũng đáng được tôn vinh.

Huế 7 giờ sáng 20/10/2012
Khi con đầy tháng, con muốn nói gì với mẹ?
Ảnh: Văn Hồng


Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

CHIẾN CÔNG CỦA LIÊN MINH TRỖI - BÉ . ( tường thuật bằng hình ảnh )



H.1
Vừa đặt chân lên xứ SÀI , thầy trò MAFIA đã bị " ĐỘI ĐẶC NHIỆM QUẾ SÀI " bám sát ...

H.2
QUẾ đệ sân bay tiếp cận ...

H.3
... bắt gọn MAFIA và ...

H.4
... giao cho các QUẾ SÀI " canh giữ "


H.5 - H.6
Tang vật MAFIA mang đến xứ SÀI .





H .7-8-9-10-11 .
HỘI ĐỒNG XÉT XỬ làm việc căng thẳng .


H.12 - H.13
Quan tòa cũng phải nạp năng lượng

H.14
MAFIA gọi điện cho người thân là đại ca K6LS ( mời K6LS đến nhận trâu ) và đại ca THANH MINH (đến học hỏi kinh nghiệm nuôi trâu ), mục đích để chứng tỏ nhân thân tốt .

H.15
MAMA đại tổng quản trả lời phỏng vấn các nhà báo về cách " xử lý MAFIA "

H.16
Các ÚT QUẾ cùng mama đại tổng quản AMK3 ( anh MINH - TRỖI K3 )chúc mừng kết thúc thắng lợi " VỤ ÁN MAFIA "

11.2009 N.H.QUE

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

XỨ SỞ CỦA RƯỢU WHISKY - LÂU ĐÀI VÀ TRANG TRẠI



LÂU ĐÀI

Sáng thứ bảy hai vợ chồng ông giáo đến đưa cô trò và hai người bạn Indonesia đi thăm lâu đài cổ. Biết mìnhh vẫn còn thèm rừng lá vàng, nên ông chọn những ngả đường vẫn còn vài vòm cây rực rỡ, cứ nó kia kìa, kia kìa…con đường ngoại ô chạy đến các lâu đài cổ như vẫn chiều chuộng một tên Mafia lạc loài, ông già nói mùa này các lâu đài đóng cửa cả, nhưng lâu đài này hôm nay có dịp đặc biệt nên lại mở cửa, mình nói: để đón một tên Mafia rồi! Ông già cười khơ khơ..ơ…

Bõ công ngày xưa làm Quế, đọc nát cả thư viện trường (các Quế có nhớ thầy Có mắt cận không? MF lúc í hay đến thư viện, lúc nào cũng thấy thầy ngồi ở chỗ thủ thư, cách nay sáu bảy năm, thầy cùng các thầy cô ghé thăm Huế, mình nói em nhớ thầy ngày xưa làm thư viện! Thầy nói không phải, vậy sao hồi í em toàn gặp thầy…thầy Đào Thu nói ôi em không biết sao, thầy ấy kiên nhẫn ngồi bao năm ở đó mới cưới được vợ đóo… hóa ra thầy ngồi làm việc thế cho cô (cô gì MF quên mất tên, vì chỉ ấn tượng hình ảnh thầy với cái lưng cong cong, đôi kính cận dày cộp nhướng lên nhướng xuống ghi sổ mà thui, thỉnh thoảng sách được ủ ấm trong tầng áo bông thầy không hề biết- he he, phương án chống bọn cờ đỏ thu sách đọc trong chăn khoét lỗ buổi trưa), những trang truyện thời xưa về những ông chúa đất với những lâu đài, những tiểu thư và các chàng công tử, những người chủ của trang nông tít tắp đến chân trời…những ảnh hình tưởng tượng ấy cứ âm âm hòa lẫn trong ký ức của Quế, đến lúc này MF được thỏa nguyện trùng phùng.

Các thắng cảnh di tích các nơi, kể cả phương Tây, đều thường kèm theo các vệ tinh thương mại, mua bán đồ lưu niệm hay đại loại như vậy, nhiều lúc mìnhh chỉ thèm một thắng cảnh Huế hay Đà lạt cất đi những vệ tinh đó để được trọn vẹn tìm kiếm những nét hoang sơ vốn có của di tích hình hài (tuy nhiên di sản là tài sản của nhân dân, nên ta phải chấp nhận nhân dân được quyền khai thác nó bằng mọi cách), điều này MF được thỏa nguyện tại đây, lâu đài Crathes! Con đường ướt át trầm tư dường như còn vương bóng các công hầu lãnh chúa, những hàng cây lắng im như đã mấy trăm năm đứng đó với bao đời thịnh suy của chủ lâu đài. Không phải họ không có nơi bán đồ lưu niệm, nhưng nó nằm kín đáo ở một cấu trúc rất hài hòa trong toàn cảnh chung cổ kính của lâu đài. Theo chân cô hướng dẫn viên có choàng một dải băng thể hiện cái văn hóa độc đáo của “Scottist”, nụ cười luôn trên môi và nói nhanh như gió, đùa vui rằng xin lỗi vì tôi đã không có cơ hội học tiếng Việt, chúng ta cùng thăm thú bằng tiếng Anh vậy nhé, đây là…Mọi người đắm mìnhh trong câu chuyện đã trải qua chừng dăm trăm năm, cùng thời kỳ với chúa Nguyễn ở ta vào Nam lập nghiệp, ông chúa đất xứ này đã gây dựng cơ nghiệp và xây lâu dài, những bài trí, những căn phòng rất sống động hồi giữ những ảnh hình cuộc sống trong tòa lâu đài ấy một thời. Những bức vẽ chân dung trên tường cùng với các vật dụng được giữ gìn cùng câu chuyện thầm thì từ cô gái làm người xem như đang sống về lại thế kỷ mười sáu kia, sinh hoạt của người ăn kẻ ở, vợ chồng, con cái, khách chủ, đồng áng và chiến tranh…Gia chủ của đền đài Crathes này để lại ảnh hình của một ông chúa oai phong mà chung thủy, chu đáo với người ăn kẻ ở, nghiêm khắc với gia phong và hiếu hảo với bạn bè…nói vậy là vì câu chuyện kể rằng ông chỉ có một vợ và sinh hai mươi mốt người con! Bà chúa xấu số sinh con từ năm mười bốn tuổi, đến năm bốn mươi tuổi khi sinh đứa con cuối cùng thì bà không vượt cạn nổi và đã ra đi. Nhưng trong phòng trẻ vẫn còn nguyên những chiếc ghế bé nhỏ, những góc sưởi ấm, những cái nôi và cái xa đan vải, câu chuyện tiếp tục thầm thỉ rằng bà ấy đã không mãi ra đi, bà tồn tại trong căn phòng và bí ẩn ru con, quay xa dệt vải, chăm sóc chồng… Ông chủ đã sống đến tuổi tám hai bên con cháu điều hành đồng áng, săn bắn và chiến chinh…Tòa lâu đài có một phòng rộng lớn trên lầu cao, mới bước vào MF tưởng là phòng họp, tuy nhiên bàn chủ tọa dài một cách khác lạ với những vồ, những chuông…hóa ra là phòng xử án! Thật đáng danh là một chúa đất! Nghiêm minh trong cơ cuộc và gia đình đương nhiên là một phương thức tồn tại của chúa lãnh một vùng. Tuy nhiên trong phòng này không chỉ thế, cô hướng dẫn chỉ một vài dụng cụ nhỏ, hóa ra ngoài là phòng xử án, đây còn là nơi bọn trẻ chơi bóng lăn! Công cuộc giáo dục trẻ của gia đình còn hoài lưu trong những căn phòng gia sư và âm nhạc với những cây đàn cổ mandolin, piano…! Sự an ninh cũng thể hiện rõ bằng những thanh kiếm, những khẩu súng bắn đạn bột và những lỗ châu mai (không bít có phải gọi như vậy không, MF bắt chước cách gọi của ta khi nói về các lô cốt, ở đây gọi như vậy có vẻ hơi…chỏi), góc nào của lâu đài cũng có những lỗ này. Trên tầng cao của lâu đài là những cánh cửa sổ có thể quan sát bao quát cả vùng đất bao la và thơ mộng, bên dưới là những bức vườn rực rỡ lá hoa.

Du khách bước ra khỏi tòa nhà với một tâm trạng hoàn toàn khác, khi bước vào ta chưa biết gì về tòa lâu đài nhưng người bước ra đã khác hơn sau khi học một bài học dài về lịch sử scottist một thời!

TRANG TRẠI

“Chiều nay trước khi trả lời phỏng vấn của Hội đồng Anh, ta sẽ đưa em đi thăm lướt qua trang trại của ta, chỉ xem trên xe thôi, vì thời gian hơi ít!” ok.

Trả lời câu phỏng vấn của Hội đồng Anh: bạn thu thập được điều gì cho công cuộc hợp tác và cho bản thân qua cuộc viếng thăm này? Trả lời: việc hợp tác chỉ mới bắt đầu, thời gian đi thăm thì ngắn, nhưng hiệu quả chắc chắn thấy rõ trong tương lai gần vì tiền thân của mối hợp tác này là mối quan hệ bền vững giữa các nhà khoa học của các nước, cũng như lịch sử của mối quan hệ này và những gì dự án và các vị tiền bối đã làm được trước kia! Bản thân thì…chiếc xe nhỏ của ông giáo phăm phăm tiến về miền xa ngoại ô, rẽ vào những con đường làng lãng mạn với những hàng cây đã trơ cành chờ mùa đông, nhưng vẫn nuối tiếc đôi chùm lá vàng nâu đây đó… Đột nhiên, một vùng “cỏ non xanh tận chân trời” hiện ra trước mắt… ôi đẹp quá..á..!! - Đồng cỏ của ta đó! Nghe ông già nói nhiều lần về trang trại của ông rồi, giờ MF mới tận mắt thấy! Ông già vốn gốc người Đan Mạch, lớn lên trong một gia đình đông con có nghề chăn nuôi bò sữa. Ông kể rằng khi lớn lên con đường học hành của ông không thuận lợi, rồi ông đi lính, rời quân ngũ về ông vào trường Đại học, ông tốt nghiệp Đại học Copenhagen hạng ưu tú, hãng bia Carberg đã cấp học bổng cho ông trong những năm học vì thành tích học tập, khi ông nhận bằng tốt nghiệp, hãng bia này đã treo một băng rôn thật lớn trên sân khấu để quảng cáo cho thành tựu sản xuất và hoạt động xã hội của mìnhh (bởi vậy đi xứ nào có bia Carberg là ông cụ chỉ uống loại này, riêng ở Việt Nam cụ nói khoái bia Việt Nam hơn nên ở Sài Gòn thì uống 333, Hà Nội thì Halida và Huế thì “only Huda”, ông già cũng khôn, vì Halida và Huda đều là công nghệ của Đan Mạch mà!!) Sau đó ông sang Anh làm Tiến sỹ, và ở lại Anh giảng dạy, các viện nghiên cứu miền Scott đã mê tài ông già nên mời về đây, thế là ông về và tậu một ngôi nhà cùng trang trại mà MF đang đến! Ông biết MF thích những cuộc như thế này lắm nên cho xe chạy băng băng trên đồng cỏ xanh non mượt mà như không hề biết đến xứ sở đang lạnh giá như thế nào! Rồi ông dừng xe, hô MF xuống! MF ngơ ngẩn dạo bộ trên bạt ngàn cỏ xanh dưới ánh nắng nhạt nhòa và gió thu lạnh buốt, tự nhiên nhớ tới bài học văn “cỏ non” của Hồ Phương thủa làm hsmn (he, bởi zậy mấy đại ca Trỗi nói MF đại diện cho bác Hồ Giáo cũng phải, mặc dù nhà văn Hồ Phương không định tả về bác nì).

Ông già nói rằng hàng năm ông thả vài trăm con bò trên đồng cỏ ấy, đàn bò cứ thế lớn lên không cần ai chăm sóc chăn giữ cả, rồi chúng ra đi vào mùa thu, lợi nhuận này ông đóng góp thêm vào Quỹ “Orskov Foundation”. Vào mùa này bò không có, ông để đồng cỏ cho một nông dân nuôi bò sữa thuê, người đó sẽ cắt cỏ về ủ cho đàn bò sữa nhà mìnhh! Có muốn đi thăm trang trại bò sữa ấy không? Sao không? Đi! Chiếc xe trắng nhỏ lại lăn nhanh qua những trảng cỏ mềm để về thăm trang trại bò sữa. Đỗ xe trước một dãy nhà có đàn “cô gái Hà Lan” đang ăn bữa rào rào (tên thiệt của chúng là Holstein), những chiếc xe xúc, những dãy nhà dự trữ cỏ khô cao ngất, những ngọn đồi nhỏ được tạo nên bởi cỏ tươi ủ…không khí rộn ràng của một trang trại vừa thô sơ vừa công nghiệp! Một chiếc xe cẩu tiến đến, ông giáo ra huơ tay chào “Hello”, chiếc xe cao lớn dừng lại, và một …ông già râu trắng như cước trong bộ đồ bảo hộ bước xuống xe! Một khuôn mặt hồng hào rắn rỏi và nụ cười tươi rói! Ta đem đến cho ông một người khách tận Việt Nam đây, hắn muốn thăm đàn bò của ông đó! Ok, xin mời- Đàn bò có bao nhiêu con? Bò sữa trên hai trăm con, còn khoảng vài trăm bò thịt và và bò giống! Ông có bao nhiêu người làm? Đâu có, chỉ mìnhh tôi và con trai phụ giúp!! Híc, có lần MF được các bạn Trung Quốc ở Quảng Tây đưa đi thăm một trang trại trâu sữa mà họ cho là niềm tự hào của chính quyền tỉnh nhà, vài trăm con trâu sữa, trên chục người làm, MF đã trầm trồ về việc bố trí lao động của họ rồi, chừng nớ bên mìnhh phải dăm chục người lao động và người canh người lao động ấy chứ nhỉ?

XỨ SỞ CỦA RƯỢU WHISKY



Gà gật qua 4 chặng bay cùng với tên học trò lớ ngớ (bới theo cho nó học nghề MF :) :)), vượt biển với chiếc máy bay có phong thái lái hơi lạ của một nữ cơ trưởng (làm MF say máy bay lử đử), MF đáp xuống bờ biển Bắc của Tây Âu. Thành phố Aberdeen đón cô trò MF với cái rét kinh người 3oC trong mưa ngâu. Vợ chồng giáo sư Bob Orskov đánh xe ra sân bay đón (các Quế có thể truy cập thân thế ông này dễ dàng trên mạng, nhân vật rất được Hoàng Gia Anh sủng ái và ông bộ trưởng bộ Phát triển của Anh từng viết một bài viết về ông có tựa đề là “The man of the land” tạm dịch là “Người của đất”! Không phải vì MF là nhân vật wan trọng rì mà cỡ ông phải đi đón đâu, mà vì MF từng cơm niêu nước lọ thỉnh giáo ông nhiều chưởng trên bước đường nghiên cứu của mìnhh nên trở thành tên học trò cưng của ông mà thui!). Từ cái sân bay địa phương giản dị này, chiếc xe nhỏ ấm áp đưa MF lướt qua miền ngoại ô của thành phố ướt át và cổ kính, trầm tư mà lãng mạn với những con đường nhỏ hiện đại nhưng đơn giản và những hàng cây đang cố gắng níu giữ những chiếc lá vàng cuối cùng của mùa thu đang đi qua. (Hơi mô tả điệu một chút vì những chiếc lá kia làm MF liên tưởng tới câu chuyện “chiếc lá cuối cùng” của một họa sỹ mà các Quế đều đã từng bít). Khi nhỏ đọc các tiểu thuyết Nga, MF từng ao ước có một lúc nào đó được đắm mìnhh trong một rừng thu vàng lá, nhưng MF luôn để lỡ cơ hội, lần này cũng thế, tên Quế mafia này đã muộn chân và những chiếc lá vàng ước ao kia đã không chờ đợi được (he he, nói thế là vì khi liên lạc với ông giáo sư, hỏi tháng 11 qua có còn rừng lá vàng không? Đáp còn, nhưng nhanh chân lên!) Kiến trúc thành phố hoàn toàn khác những nước châu Âu MF từng đi qua, rất đặc trưng của một nền văn hóa cổ của một xứ sở bên bờ biển Bắc, những căn nhà thấp nhỏ, mái xuôi với những bức tường đá granit miếng vững chãi tưởng chừng như tất cả đã tồn tại cả ngàn năm cùng những ống khói vời vợi, rất lạ với kiến trúc này, MF thắc mắc về vụ ống khói, ông giáo sư nói do xứ này lạnh nên dùng nhiều chất đốt, mình hỏi: dám ông già tuyết Santa Claus xuất xứ từ xứ này quá? Ông cười ha ha, có thể lắm!! Việc ăn ở được bố trí ở một trong những căn nhà nhỏ ấy của tiến sỹ Xu Bin Chen, gốc Trung Quốc trong khi ông ấy đang trở về Trung Quốc. Căn nhà nhỏ xinh xắn và tiện nghi tạo một cảm giác ấm cúng giữa bầu trời mưa sa gió rét kia. Bà vợ ông giáo cứ lẩm bẩm “sao mày lại chọn mùa này mà sang chứ..ứ..”
Ông giáo chẳng đếm xỉa gì con học trò đang phập phồng với cái say máy bay, cái bàng hoàng của người vừa đặt chân đến xứ lạ, cất đồ đạc xong một tiếng sau là ông đến hô lên xe chở đến viện nghiên cứu Macaulay, kéo đi gặp gỡ với giáo sư Bob Mayes, người MF sẽ chính thức làm việc với, rồi các phòng ban và một số người cùng làm việc trong một số dự án MF từng “tên kỳ thanh bất kiến kỳ hình”, đi đâu cũng “hắn vừa vượt hàng ngàn dặm từ Việt Nam tới đây đó!” “Ôi trời, sao ông không để cho hắn nghỉ ngơi chút đã?...” “Chậc, nhà khoa học mà…” (híc híc, nhà khoa học là thiên thần chắc! Zưng mà MF bít ông ấy quá rõ nên chấp nhận thui, hồi nẳm khi lần đầu MF định thỉnh giáo ông ý tưởng nghiên cứu của mình, ổng phủ đầu: không nói gì nhiều, viết đi, khi nào viết xong tự thấy ổn rồi thì đưa ta xem, còn chưa thì thôi!). Khoảng gần 6h chiều, “đi với ta đến câu lạc bộ “Rotary club”, ta đã sắp xếp cho em một cuộc nói chuyện ở đó để em nói cho họ nghe về Việt Nam, về hiệu quả của sự giúp đỡ của câu lạc bộ, câu lạc bộ chỉ họp tuần một lần, hôm nay có một số nhân vật từ xa tới, mọi người đang chờ!” hứ hứ, các Quế có bít hông, lúc í là gần 1h sáng bên mình đóo, hic! Đành bước thấp bước cao lên xe đi thui. Xe bon bon qua thành phố, ra vùng ngoại ô, xuyên qua những cánh rừng thông bạt ngàn, tuyệt đẹp, MF như bừng tỉnh giấc, ông già đá hiếng mắt: được không? Hóa ra nãy giờ ông ấy ngầm quan sát phản ứng của mìnhh…tuyệt! - ta biết mà! (He he, bao năm làm việc với nhau, ông già đã đi guốc vào bụng con học trò cứng đầu nhưng dễ cảm nắng nì).
Trời trở tối nhanh chóng, xe chạy vào những ngôi làng xinh xắn, đổ xịch trước một khách sạn tối om (thình lình mất điện), thầy trò bước vào một gian phòng rộng lớn rực rỡ những ngọn nến và tiếng nói chuyện lao xao của những…người già! Tiếng “ồ..” “à..” khi ông thầy giới thiệu mình với ban tổ chức buổi họp và các bạn già của ông. Cũng xin nói qua với các Quế về duyên cơ với câu lạc bộ ni. Hồi MF học thạc sỹ ở Thụy Điển, khi học môn “hệ thống nông lâm kết hợp”, giảng viên yêu cầu sinh viên viết một bài luận về hệ thống nông lâm tại địa phương mìnhh, MF đã thảo một bài viết về hệ thống nông lâm của Quảng Trị, trong đó lồng vào những bình luận về ảnh hưởng của cuộc chiến tranh và chất độc màu da cam đã tàn phá hệ thống sinh thái của quê nhà và người dân đã vất vả như thế nào để tái lập cuộc sống và cây cỏ sau chiến tranh. Đương nhiên bài luận viết bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thường và các bài viết khoa học cơ bản thì MF tàm tạm, thi thoảng còn copy được văn chương từ một số bài viết khác (đang đi học mừ!), chứ viết luận theo dòng chảy tư duy của chính mìnhh như thế này thì, vốn liếng thứ tiếng không phải của mẹ đẻ kia của MF đáng ngờ lém! Cho nên để khỏi mất điểm, MF gửi cho ông giáo nì sửa giùm! Đọc xong, ông ấy email cho MF rằng: “tiếng Anh của mi tệ lắm, nhưng nội dung bài viết làm ta chảy nước mắt!” vài năm sau ông sang Việt Nam, MF không ngờ bài luận của mình vẫn còn nằm trong đầu ông í, ổng bảo mình đưa ông đi thăm Quảng Trị, ông mang theo một vali áo quần trẻ em mà ông nói là ông quyên góp từ “Rotary club”, đây là một câu lạc bộ xuyên quốc gia, có mặt trên hầu hết các nước Âu Mỹ và cũng hiện diện ở một vài nước châu Á. Thành viên câu lạc bộ là những con người tự gắn kết với nhau, giúp đỡ nhau và liên thông ý tưởng giúp đỡ cộng đồng những người nghèo khó! MF lúc đó cũng chỉ biết đến ngang đó. Sau khi đi thăm mộ số nông hộ, về nước, ông email cho MF rằng: ông đã nói về Quảng Trị tại câu lạc bộ, và mọi người đã quyên góp được 1 ngàn một trăm đô la, ông muốn mình giúp ông phát triển một chương trình lợn nái từ các nông hộ nhỏ ở một thôn, ông lí luận rằng: với số tiền nhỏ bé này, những con lợn nái sẽ đẻ ra những con lợn con, rồi cứ thế nhân lên sẽ giải quyết được phần nào khó khăn cho một vài nông hộ khó khăn nhất. Nói thật với các Quế, sau này có một lần MF tháp tùng ông đi thăm một làng miền núi của một tỉnh ở Trung Quốc, người dân ở đó ngó chừng nghèo khó hơn đồng bào Việt mình nhiều, hội phụ nữ ở đó gợi ý ông giúp đỡ, ông bảo mình nói cho họ nghe việc phát triển dự án “Rotary club” này ở Việt Nam, khi biết về số tiền có thể xin được, họ từ chối thẳng thừng: số tiền ít quá, chúng tôi không thể thực hiện dự án!. Ấy vậy mà năm ấy MF vừa vì nể ông thầy, vừa vì thấy ít nhiều gì dân mìnhh cũng có lợi, nên nhận lời. Thế rồi phụ nữ xã từ ấy xây dựng được một “câu lạc bộ lợn nái” (he he), ông già biết được vui ra mặt, sau đó ông đề nghị Rotary club giúp cho được thêm 2 thôn nữa! Và cách làm của hội Phụ nữ xã rất được lòng ông già, họ cho từng gia đình vay vốn, khi có lợn bán rồi lại chuyển vốn sang cho người khác (cách tính toán của người Scotland mà! Các Quế biết là hôm tháng 6, MF xem một nhóm rap đường phố của thanh niên tại Vienna, sau khi nhảy xong chúng nó đặt những cái xô ra các góc khán giả đứng để quyên tiền, sau đó tên chủ ban cầm một cái nắp chai bỏ ra một góc, rồi nói “ còn cái này là dành cho người “Scotland”!”, ý nói mọi người đừng có mà keo kiệt đóo!)
Thế nhưng khi dự buổi họp của họ, các Quế bít MF nghĩ gì hông? Quan sát khách chủ lũ lượt tới dự họp, thành phần của họ đa số là người già về hưu, gậy chống khập khiễng, những nông dân nuôi bò sữa, những công nhân, những người thợ, những ông giáo trích ra thời gian bận rộn của mìnhh, họ đến để ngóng chờ tin tức những đồng tiền ít ỏi của mìnhh quyên góp hiệu quả ra sao, thông báo cho nhau nơi này nơi kia trên thế giới đang cần sự giúp đỡ…tuy nhiên buổi họp được điều hành rất trịnh trọng, các loại sổ sách rất nghiêm trang, chủ tọa cuộc họp điều hành bằng một cái chuông gõ như là ở tòa án vậy! Rồi góp tiền với nhau để ăn tối và nói chuyện vui vẻ. Trong tâm tư nhiều người, chắc hẳn những người chuyên làm việc từ thiện phải là những người nhiều tiền! May mà mình đến đây, tham dự buổi họp này mìnhh mới thấy hết giá trị của sự giúp đỡ kia. Điều đáng nói là có những người nghèo vì thiếu chịu khó làm ăn, rồi cứ ngồi kêu nghèo khó cầu mong những đồng tiền trên trời rơi xuống, trong khi những người có tấm lòng từ thiện từ những xứ tưởng chừng giàu có này, họ cũng trằn lưng mửa mật để tìm kiếm những đồng xu (hôm ni MF vừa đi thăm trang trại bò sữa, để rồi sẽ kể sau). Ông giáo của mình thường làm một việc mà ông gọi là “trò chơi buôn bán” của ổng: Khi đi ra các nước, ông thường tìm mua những món hàng lưu niệm nho nhỏ, ví như ở Việt Nam thì vòng đá, con cóc gỗ, hộp đựng nữ trang, tẩu thuốc…(về giá cả những thứ này ở Việt Nam, ông ấy cũng là giáo sư đối với MF lun, ông ấy nói các bạn ở Viện chăn nuôi quốc gia dạy cho một câu “ôi giời ơi đắt quá.. á..”, thế là khi nào hỏi giá, chưa biết giá họ đưa ra đắt hay không, cứ nói đại câu này thì giá cả thế nào cũng hạ xuống ngay lập tức!), đem về 2 vợ chồng tranh thủ buổi sáng thứ bảy ra chợ trời, đặt quầy bán hoặc bán lại cho người ngồi bán (ở các nước châu Âu thường có dạng chợ này (open market) vào ngày thứ bảy, mọi người mua bán tự do, có người sau khi dọn nhà, thứ gì còn tốt mà không cần dùng, họ cũng đem bày bán, chứ không phải chợ chỉ dành cho người chuyên bán buôn), sau khi lấy tiền lãi (lãi một thành năm, sáu lận), ông góp nó vào quỹ của câu lạc bộ! Còn ông có một nơi đóng góp thực sự khác là quỹ Orskov (Orskov foundation, vào mạng các Quế có thể biết về quỹ này, có thể các Quế cũng sử dụng được cho con cháu đó, vì đây là một quỹ từ thiện khoa học, do các nhà khoa học ở Anh thiết lập và lấy tên ông già đặt cho quỹ, mục đích của quỹ là giúp các sinh viên nghèo ở các nước đang phát triển có cơ hội tìm kinh phí đi lại để đi học nước ngoài, dự hội nghị khoa học nước ngoài hoặc phát triển những dự án khoa học nhỏ giúp dân nghèo!)
Trong buổi họp tại câu lạc bộ này, khách mời có một cô gái trẻ đại diện cho Rotary club từ Mỹ tới, sau khi cô ấy trình bày cho mọi người nghe về hoạt động của hội ở Mỹ, chủ tọa hỏi mọi người có bình luận hoặc hỏi gì không, ông giáo đưa ra bình luận đầu tiên: cô bé ơi, cô có thể bảo với người Mỹ rằng: cách làm từ thiện tốt nhất ấy là tránh những hậu quả của chiến tranh cho đồng loại như đã từng xảy ra ở Việt Nam được không? Đôi lúc tôi cảm thấy xấu hổ vì mìnhh làm người da trắng đó!
16/11/2009

TRUNG ĐÔNG DU KÝ




Hội nghị trâu châu Á lần này được đăng cai tại thành phố Lahore, Pakistan. Miền Trung Đông đối với mình có một sự hấp dẫn kỳ bí đặc biệt trên sách vở, nên năm 2007 gặp nhau tại Hội nghị trâu toàn thế giới ở Italy, các nhà khoa học ở Lahore ngỏ lời mời, MF ni nhận lời ngay.
Lịch hội nghị là 27 đến 30 tháng Mười, sau khi đã gửi báo cáo công trình nghiên cứu cho ban tổ chức, đang chuẩn bị đi thì ngày 15/10 nghe TV thông báo thành phố Lahore rúng động vì các vụ đánh bom tấn công cảnh sát. Mọi người đều lo ngại cho MF, một số nhà khoa học các nước khác lo ngại gửi thư hỏi ban tổ chức, ông Giám đốc Đại học Thú Y và Chăn nuôi của miền Punjap phải đích thân viết một thư mời trang trọng tới các thành viên Hội Trâu Châu Á, trong thư bao gồm lời đảm bảo trách nhiệm về an ninh cho Hội nghị. Thấy mọi người lo lắng như vậy, MF tiên phong viết một email trả lời (dĩ nhiên là forward cho tất cả mọi người trong địa chỉ chung của các thành viên), chi đơn giản trân trọng cám ơn lời mời và hỏi ông rằng thời tiết hiện tại ở Lahore như thế nào để chuẩn bị áo ấm! Các nhà khoa học khác thấy nhột, viết thư cho MF, hỏi liệu đi có vấn đề gì không? MF nói cứ đi rồi biết! (he he) (phải kích cho chúng nó xí hổ mà đi chớ cớ gì thua cái con nhóc VN nì). Một ông giáo sư của MF ở Anh lo ngại gọi điện cho MF, bảo sao mày gan vậy? nói: như ông đã biết, tôi là Việt Cộng con mà! Ông ấy cười ha hả, biết biết, thậm chí còn là một VC con rất dễ thương nữa cơ!(he he)
Việt Nam có 2 người, anh Thu ở Đại học Cần thơ sau một thời gian hỏi han cũng quyết tâm, ta đi đi! Xem thử các vị nước khác như thế nào!
Thế là MF bay một mạch (có nghỉ) từ Huế đến Lahore trong ngày 25 tháng 10!
Khi phi hành đoàn thông báo máy bay đang đáp xuống Lahore, MF có một cảm giác xốn xang, hồi hộp đến lạ, không giống một chuyến đi nước ngoài nào trước đây cả. Chiếc máy bay của Thai airway nhẹ nhàng đổ bánh và thong thả chạy trên sân băng (Vietnamairline đã cắt bỏ đường bay qua Pakistan vì lí do an ninh, chứ không thì MF luôn trung thành với Vnairline).
Allama Iqbal International Airport,
Trường Đại học và ban tổ chức hội nghị ra đón đoàn, cùng đến một chuyến bay là 2 thành viên từ Philipin và Nhật bản. Họ đón lấy từng túi xách tay của MF (làm MF bối rối vì cứ đi tay không), các thủ tục hải quan họ cũng làm cho cả, rồi lên xe. Con đường từ sân bay về yên tĩnh và đẹp kỳ lạ, nghĩ sao mà họ giỏi vậy, cuộc sống đầy khó khăn nhưng họ vẫn trụ vững hơn ai. Tuy nhiên vẫn tò mò xem những gì sẽ xảy ra, việc đi lại của đoàn luôn chạy trước xe là một chiếc xe cảnh sát, không hụ còi ầm ĩ như ở ta, mà cửa sau xe mở, và các anh lính ngồi cầm chắc súng, mắt dõi nhanh nhẹn hai bên đường, dùng hiệu bằng tay để khống chế các xe khác không chạy vượt, chạy băng làn xe của khách. Dọc đường thỉnh thoảng là các chốt canh với các cảnh sát cẫn mẫn đi lại lúc nửa đêm!
Về đến đích cuối là khách sạn 5 sao Pearl Continental của Lahore (Đoàn của MF là khách mời ưu tiên, chứ đa số khách các nước ở các khách sạn khác)! Khi đang còn trong nước, thấy họ mời đến ở KS này, MF có hơi nhột, chỉ vì trước đó khách sạn cùng tên ở Peshawar bị đánh bom! Tuy nhiên khi đến, MF an tâm ngay vì đi vào đầu tiên là lớp cảnh sát kiểm tra xe, cổng vào họ gác các tấm chắn zic zắc nhằm chống việc xe đánh bom có thể lao thẳng vào cổng (tất cả các cổng trụ sở ở đó đều phải làm như vậy), sau đó là chó nghiệp vụ ngửi các hàng ghế tìm vũ khí (vụ này hơi vui khi sau này có một bữa sau buổi tiệc do Bộ Trưởng miền Punjap mời các thành viên nước ngoài trở về khách sạn, đến đoạn chó nghiệp vụ chúng thường không dừng lại lâu sau khi ngửi, nhưng hôm đó con chó vể lần chần, mấy vị khách già trên xe nói: lí do là vì mọi người đều có mùi thịt gà nướng! (món ăn chính bên đó, Đạo Hồi họ không ăn thịt heo)!!, Thế là mọi người cười ồ lên, đến mấy vị cảnh sát nghiêm nghị cũng không nín được cười, chú chó sau một hồi tần ngần thì hất đầu rồi nhảy ra khỏi xe, công nhận giỏi, chứ nó mà sủa một tiếng cũng mệt!)! Sau chó nghiệp vụ là 2 cổng kiểm soát an ninh giống ở sân bay! Cảnh sát đứng thành hàng quanh các hành lang khách sạn. Mỗi nhánh phòng khách sạn đều có một người đứng gác!
Sáng dậy, MF trù tranh thủ ngày 26 chưa họp, đi thăm quan, nhưng ngó chừng tình hình không dễ đi, bạn thì nói nếu đi để họ bố trí người đem đi, nhưng ngại phiền nên lại thôi, thế là một ngày tiêu dao “for not thing”, nhưng lại có bạn mới, có thể nói là “người nâng giấc” cho mình, đó là nhân viên phục vụ phòng! Mỗi buổi sáng, bấm chuông xin vào phòng là một chàng đứng tuổi, dáng dấp cứng cáp và tự tin như người mẫu, với đôi mắt thẳm sâu tiêu biểu của miền Middle East này, đầy lịch lãm và phong nhã, chàng đến với những bông hồng tươi thắm trong tay, “for you…” chàng nhìn với nụ cười thu hút ẩn hiện sau bộ ria xứ sở đắc địa trên khuôn mặt rám nắng rắn rỏi, tỉ mẫn cắm hoa, rồi chàng xin phép dọn phòng buổi sáng, nếu mình OK, thì người cần mẫn dọn dẹp một cách điệu nghệ và nhanh chóng (chừng 15 phút). Điều này rất khác ở mọi nơi là chỉ dọn phòng khi khách đi ra ngoài.
Ca chiều là một thanh niên trắng trẻo (không thể nghĩ đó là người Pakistan nếu không phải là cũng một đôi mắt dịu dàng thẳm sâu), bấm chuông xin phép kiểm tra đồ dùng xem cần cung cấp gì thêm cho khách, xem xét có gì cần dọn dẹp là lại xin phép được dọn dẹp sắp xếp đến lúc mỹ mãn rồi đến trước mìn mỉm cười hỏi xem mình đã vừa ý chưa, và dặn hễ khách có bất cứ nhu cầu gì xin cứ gọi. Bóng dáng của họ thường xuyên trên hành lang, hễ bước chân ra khỏi phòng là gặp ngay nụ cười và lời chào thân mến quan tâm! MF cảm thấy họ là có nhà ngoại giao chứ không phải bồi phòng! Luôn cảm giác được một sự êm đềm, chăm sóc một cách ấm áp thường xuyên, và sau đó là một sự an tâm cực độ (nói thật, MF đi công tác, ở khách sạn, thỉnh thoảng sợ…ma). MF ngồi máy tính thường để ngỏ của phòng, thỉnh thoảng có bước chân nhẹ nhàng đi tới, “excuse me”, và một vài quả táo, một quả hồng hay những quả chuối vàng ruộm được nhàng đặt lên lẳng trái cây vẫn còn đầy trước mặt. (khổ, mà MF có ăn được mấy đâu). Đâu đâu cũng nụ cười thân thiện trên môi mọi người, kể cả cảnh sát, kể cả trong khách sạn hay ngoài khách sạn, người quen hay không quen!
Rồi đến ngày hội nghị, òa ra niềm vui gặp gỡ, rất khác cảm giác với các hội nghị khác, kể cả hội nghị trâu Châu Á năm 2006 ở Trung Quốc.
Sang đó, MF mặc đồ Việt (MF rất nghiện “hàng VN chất lượng cao”), thành ra của hiếm, các nhà khoa học Pakistan và các sinh viên cứ lân la xúm xít làm quen, làm mình cũng …luôn phải nở nụ cười trên môi (về kể với Quế con, nó phán “hê, giống ngôi sao mới mọc quá ta?!!”)
Có vụ ấn tượng nhất đó là: Một buổi tối, trước khi mời cơm HN, Ban giám đốc trường ĐH đưa mọi người đi tham quan khuôn viên trường, trường này được thành lập từ 1802 (cùng năm vua Gia Long lên ngôi và khởi công xây dựng Kinh Thành Huế), thăm các phòng ban và lớp học. Có một lớp đang học ban đêm, một thầy giáo cao gầy đang thực hiện bài giảng, ban tổ chức đưa đoàn vào thăm lớp, mọi người cùng ngồi vào chụp ảnh để có được cảm giác mình đang là sinh viên của trường í! Xong rồi mọi người đi ra, MF bắt tay các sinh viên và nói với thầy giáo“I am from Việt Nam” (các Quế cho phép MF đưa cái bản mặt tồm tộm của mình làm đại diện nhé, vì hội nghị này còn có anh Thu, chứ nhiều nơi MF đi có một mình, họ cứ hỏi “are you from Japan? China? “, mặc dù MF luôn mặc áo dài ở các buổi khai mạc và lên bục báo cáo), rồi đi ra, được một đoạn xa, đột ngột chú cảnh sát chạy theo kéo MF lại, mọi người ngạc nhiên, nhưng chú ấy nói, thầy giáo trong lớp muốn gặp! MF ngỡ ngàng quay lại, khi cùng anh cảnh sát bước vào lớp, thầy giáo cao kều hô cả lớp đứng dậy, và chỉ vào mìn nói: “She is from Vietnam!!” Chỉ thế thôi, nhưng rồi cả lớp ùa xuống, vây quanh MF đòi chụp ảnh! Trong thâm tâm, MF nghĩ rằng có thể Việt Nam đã từng đi vào bài giảng của thầy giáo nì với lớp sinh viên nì!
Các chàng cảnh sát cũng vui lắm, sau đó họ cứ đến đòi chụp ảnh với MF (hổng dám quên nhiệm vụ đâu), khi xong tiệc, lên xe về, họ còn đến tiễn tận xe và tranh thủ “phỏng vấn “: Chị thấy Pakistan thế nào? Cảnh sát Pakistan ra sao?? He, MF khen cho họ sướng luôn: mẫn cán, dũng mãnh và đẹp giai!! Trên xe về mấy ông giáo sư nước khác nhấm nháy MF: Hôm này mày có một ngày đặc biệt nhé! MF nói: mấy ngày ở đây tôi đều thấy đặc biệt mà!
Ngày thứ hai của Hội nghị, MF lên kế hoạch chuồn hội nghị đi thăm thành phố, gọi mấy đứa sinh viên dẫn đi cho đỡ phiền các vị giáo sư, rủ thêm người đi mà ít ai dám, kể cả anh Thu, cuối cùng chỉ có một chị người Sri-Lanka muốn đi mua sắm! Họ hỏi MF muốn mua gì, ở đâu, nói không có nhu cầu mua gì, chỉ đi để ghi vào ký ức văn hóa và cuộc sống của đất nước Pakistan mà thôi! Thế là một chiếc xe 15 chỗ của trường được bố trí đưa đi.
Điểm đầu tiên là chợ (trung tâm mua bán, ngày sau nghe vụ nổ bom ở chợ của Peshawar, MF cũng ớn, vì chợ đó giống chợ này). Hàng hóa rực rỡ khắp nơi, dân xứ này thích màu sắc, nhất là đây là chợ cho phụ nữ là chủ yếu, nên toàn thấy phụ nữ và con gái đi mua sắm. Phụ nữ Pakistan đẹp tuyệt, mỗi người một vẻ, nhưng đẹp ấn tượng luôn, MF hỏi tên sinh viên tháp tùng: Vậy sao Pakistan không tham dự thi hoa hậu, nó nói Đạo giáo không cho phép! Theo MF, Phụ nữ Pakistan đẹp hơn Ấn độ! Và đẹp hơn cả là họ rất e thẹn, nhưng lại nhiệt tình. Không biết có phải MF quá cảm tính mà luôn khen vậy không, nhưng thực sự là mìn không thể phàn nàn một điều gì và ấn tượng mạnh như một cú sốc tình cảm vậy!
Sau đó là thăm Lahore Fort (cung điện cổ của miền Punjap) và các nơi thánh địa ngày 28/10, và hơi lạ là ngày MF đã đi thăm những nơi đó, Bà Hilary Clinton cũng đã đến cùng nơi nhưng MF không biết (bà ấy đến buổi sáng, mìn buổi chiều), có điều gì đó trùng lặp, mà đến giờ MF mới nhận ra! Có 2 người phụ nữ, cùng quyết tâm đi đến miền Trung Đông. Cùng đi thăm một nơi chốn trong cùng ngày, nhưng có những điều khác biệt: một người có vị trí lớn trong thế giới chính trị, và một người không hề liên quan đến chính trị, một người đến để phát biểu những điều ghê gớm, còn một người chỉ để quan sát và ngẫm suy. Một người hòng làm đổi thay một thế thời lớn lao trong kỳ vọng thay đổi mối quan hệ Trung đông và đế chế, một người đến chỉ để nắm tay thân ái với bạn bè Pakistan. Một người Mỹ và một người Việt Nam! Bà Clinton có mặt ở Pakistan để thảo luận lo ngại của Mỹ về số lượng gia tăng các vụ tấn công, còn MF tới để cùng nhau bàn nuôi con trâu như thế nào cho nhân dân đỡ đói. Ngày MF hạ cánh Lahore là 00h55 với một cảm giác hoàn toàn thanh bình đến ngạc nhiên, ông Talat Pashaha chủ tịch hội đồng trâu Châu Á và các giáo sư tiến sỹ và sinh viên ra đón hân hoan. Chắc chắn lực lượng đón Hilary sẽ hoàn toàn khác! Và hàng trăm con người đã chết cho cuộc đến thăm lịch sử của bà!
Xin lỗi các Quế, MF cho mình quyền tự cao tự đại sánh vai bên nhân vật khao khát quyền lực Hilary kia (tự đại vốn cũng là đặc tín truyền kiếp của bọn MF, he he). Tuy nhiên MF hơn bà ta ở chỗ thấy rõ sự nỗ lực của nhân dân Pakistan trong việc thắt chặt an ninh và xây dựng cuộc sống khó khăn của mình, trong khi vẫn tràn trề tình nhân ái quốc tế. Bà ấy không nhận ra được vì bà ta sẽ cho rằng những chàng cảnh sát lăm lăm tay súng kia chỉ để bảo vệ một nhân vật quan trọng như bà, để tạo một không khí cho người Mỹ nghĩ là Pakistan đã nghe những gì Mỹ “dạy”!! MF hạnh phúc hơn bà ta là được quan sát mọi điều với con mắt của một người khách quốc tế bình thường, được chan hòa trong sự yêu mến, thân thiện bạn hữu đặc biệt của người Pakistan mà MF từng biết khi gặp một vài trong số họ trước đây! Kể cả những chiến sỹ cảnh vệ, họ tự hào vì được MF quan tâm đến họ (họ rất thích chụp ảnh với MF và khoe với mọi người, thực ra, trong cuộc sống bình thường họ an phận!) MF khó lỗ nhĩ khi nghe bà ấy chỉ trích chính quyền Pakistan là chưa làm đủ sức để tiêu diệt lực lượng Taliban.
Bạn bè Pakistan mong muốn bạn bè quốc tế kỳ vọng một cuộc sống an bình cho họ, các giáo sư bạn bè của MF từ thành phố Peshawar tới, đã lẳng lặng ra về sau khi được tin vụ đánh bom tàn khốc nơi quê hương họ, họ không chào ai vì lo ngại làm nao lòng bạn bè, sáng ngày đọc tờ POST được liệng qua khe cửa phòng khách sạn hàng ngày, MF mới được tin, MF chạy đi tìm họ giữa hàng ngàn thành viên hội nghị để chia sẻ mà không thấy, về họ lên mạng báo cho MF mới biết họ đã bay đi từ đêm! Cùng ngày báo đưa tin Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Pakistan bị bắn chết! MF thật sự cảm phục bạn bè Pakistan đã cố kìm lòng để xây dựng một không khí hoàn hảo cho hội nghị!

05/11/2009

61 nhận xét:

Quế Lâm nói...
Tỉ là đại diện xứng đáng của Việt Cộng đó , hội Quế luôn tự hào vì có tỉ , Tỉ làm phép so sánh giữa tỉ và bà Hila ry rất tuyệt , người Việt mình vốn hiền hoà mà . Nghe tỉ tả các anh cảnh sát và phục vụ phòng , Quế thèm qua Trung đông quá .
Quế Lâm nói...
Cám ơn tỷ nha,hồi em ghé sân bay carashi năm 1980 đã thấy cảnh sát họ đón bọn em xuống máy bay mà súng ống lăm lăm rồi. Sân bay thì sạch và đẹp, vàng bạc quá trời trong duty free,chỉ có mỗi một cái nóng và cây cối cằn cỗi qúa .Từ đó đến giờ chắc họ thay đổi nhiều .Họ tự nhận họ nghèo,không biết có đúng không chứ em thấy mình còn nghèo và lộn xộn hơn họ....bye tỷ nha, chờ bài viết mới của tỷ.
SƠNLÊCẢNH ( QUẾ ĐỆ SÂN BAY )
Quế Lâm nói...
Đệ nói đúng, may mà khi tỷ qua tháng này thì thời tiêt tuyệt vời, 22-23oC, không mưa gió gì suốt mấy ngày tỷ ở đó. Họ rất khiêm tốn, luôn cho là mình còn nghèo và cần sự tư vấn của các nước (tỷ nhớ sau hội nghị trâu thế giới, họ viết thư cho tất cả các thành viên hộ nghị, yêu cầu tham gia làm tư vấn kỹ thuật cho Pakistan! Khi nhân được thư đó, tỷ ngại ngùng hết sức vì thấy mình yếu kém hơn họ nhiêu-Tạp chí chan nuôi của Pakistan được xếp hạng ISI trong khi Việt nam chưa có tạp chí chăn nuôi nào được quốc tế xem xét- thế mà sao họ có thể khiêm nhường đến vậy) và như tỷ đã kể, nền giáo dục của họ có truyền thống rất lâu đời, từ thế kỷ 18 mà người ta đã có trường học chuyên nghiên cứu về thú y rồi!
Chúc đệ vui.
VinhNQ nói...
Thất nghiệp nghề "Trâu", Quế "Mafia" chuyển sang nghề "phóng viên" được đấy!
Quế Lâm nói...
Làm "phóng viên" mà tán phét thế này chắc được cử đi làm con cháu Cái Bang sớm đại ca à!
Quế MF
Quế Lâm nói...
Mafia thân iu ! đến lúc này em thật sự hiểu vì sao Mafia không còn cái cục Alo mang về, tỉ không thể không để lại một cái gì đó khi chia tay với những con người ấy. Đọc bài của Mafia, em thêm yêu đất nước ấy và thấy iu Mafia nhiều hơn. Hội Quế tự hào có Mafia trong hàng ngũ của mìn.
Em thik bài viết này quá đi mất, Mafia phát huy nhé, một bài chính luận của tay bút có hạng đóo.
QML
Quế Lâm nói...
Cảm ơn muội, chỉ có khi có lại các Quế tỉ mới viết được như thế này, chứ trước nay tỉ không hay viết, và có viết cũng ít người hiểu mìn! Chỉ những người sống trong cùng một cái nôi ấy mới hiểu nhau được!
MF
dathb136 nói...
Bài của Quế mafia cho ta thấy một cái nhìn khác hơn về đất nước và người dân Pakistan.Hồi nào vẫn cứ hiểu họ là một đất nước Hồi giáo ưa gây xung đột với các nước xung quanh?Cám ơn em!
Quế Lâm nói...
Hồi trước muội cũng không thích cái khăn trùm tùm hụp kia của người Đạo Hồi, giờ quen thân với các bạn Indonesia và Pakistan, mới thấy nó quan trọng với họ như áo dài khăn đóng của ta, nhưng sự gắn bó giữa con người và văn hóa ở họ chặt chẽ hơn ở ta, và đằng sau những tấm khăn ấy là những trái tim Châu Á gần gũi với người Việt ta hơn là người phương Tây nhiều, đại ca Trỗi dathb136 ạ!
Nặc danh nói...
Tối qua vừa xem bài nay xong, khoảng 10g30, bật TV lên, vô tình đúng HTV7 đang chiếu phần cuối về trường HSMN tại Quế Lâm. Tiếc quá, chỉ xem được chừng 5ph. cuối. Kết thúc phim thấy một loạt hình ảnh các Quế về thăm trường QL mà đã đăng tùm lum trên blog này. Ko hiểu có chiếu lại ko?

HMK6
Quế Lâm nói...
Thông báo cho các đại ca TRỖI tin mừng : trong tập phim mà đại ca HMK6 coi được phần cuối , đã trịnh trọng tuyên bố với toàn thế giới rằng ở QUẾ LÂM có ba trường HSMN là NVB , DÂN TỘC TW và ... NGUYỄN VĂN TRỖI .( điểu khẳng định đó được nhắc lại nhiều lần ) . Xin chúc mừng các đại ca gia nhập đại gia đình HSMN.
N.H.QUẾ
Quế Lâm nói...
Quế mafia "vì tương lai con em chúng ta", hem dám nối cáp kiếc chi cho TV cả nên đành ngậm ngùi nhịn coi, tiếc lăn quay!
Chúc mừng trường HSMN...Nguyễn Văn Trỗi! (:
Nặc danh nói...
Cái trường HSMN Nguyễn văn Trỗi chắc là bồ tèo với trường SQVN Nguyễn văn bé rồi!

HMK6
4 SG nói...
Hoan hô maphia hoàn thành xuất sắc vai trò đại diện cho cụ Hồ Giáo!

Bài viết quá hay!

Cám ơn maphia!

4 SG
Quế Lâm nói...
Cám ơn đại ca 4SG, bà Gandi tội nghiệp không còn, chứ không muội cũng ghé, nhắn một tiếng cho bà í bít là bà ấy tốt bụng quá mà làm vất vả ông già!(:
Quế Lâm nói...
Chị ơi, đọc kí sự của chị hay quá, e thấy chị gửi bài này cho báo Thanh niên hay Tuổi trẻ...thì thật là tuyệt đấy, kí sự như nói hộ chúng ta những con người giàu lòng nhân ái, ghét chiến tranh, yêu cuộc sống...làm chúng ta hiểu và yêu thêm bạn bè, họ cũng như chúng ta...c.ơn chị! Thế là chị đi"1 ngày đàng" chúng e học được "nhiều sàng khôn" ...!!!!!!!!!!
Quế Lâm nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Quế Lâm nói...
Chỉ thít tán cho cộng đồng Quế đọc thui muội à, vì chúng ta cảm được nhau!Chứ viết kiểu nì, vô đó làm họ...rét, tụi nghịp!
MF
Nặc danh nói...
"Có 2 người phụ nữ, cùng quyết tâm đi đến miền Trung Đông. Cùng đi thăm một nơi chốn trong cùng ngày, nhưng có những điều khác biệt: một người có vị trí lớn trong thế giới chính trị, và một người không hề liên quan đến chính trị, một người đến để phát biểu những điều ghê gớm, còn một người chỉ để quan sát và ngẫm suy. Một người hòng làm đổi thay một thế thời lớn lao trong kỳ vọng thay đổi mối quan hệ Trung đông và đế chế, một người đến chỉ để nắm tay thân ái với bạn bè".

Đoạn văn này "đắt" quá. Quế mafia giỏi! Bữa nay tui mới biết dung nhan của Quế qua hình "cô bé mục đồng" dắt 2 "con trâu" đen thui bên cạnh.
TM
Quế Lâm nói...
(:(:, khi muội gửi hình ni cho bạn bè, một người bạn ở Pháp nhận xét: các cảnh sát giống 2 con trâu mộng còn bạn giống như con chuột nhắt nhỏ xíu đứng giữa hà!!Thật là tư tưởng "tếu" gặp nhau! nhưng muội thích được đại ca TM gọi là "mục đồng" hơn bị gọi là "con chuột nhắt" đóo!!
MF
Quế Lâm nói...
DZậy là đại ca TM " quan liu " rùi . QUẾ MAFIA chọc trời khuấy nước từ " biển bắc hải " ( theo chân cụ TRẠNG TRÌNH đóo .)
Nặc danh nói...
Thì đúng dzậy! Mới có những chiện thuộc loại "hổng nói ra thì không ai biết"!Hix!
TM
Quế Lâm nói...
Là Quế í nói mafia quậy ở hàng "công du Quảng Tây" hồi tháng 9 đóo đại ca!
Nhat Trung nói...
Bài viết của bạn quá hay,mình đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần.Càng đọc càng thấm càng hay,mình chỉ có 4 từ để nhận xét về bài viết của bạn:TRÊN CẢ TUYỆT VỜI.Mong bạn đi nhiều và có nhiều bài viết hay như vậy.
Kim Loan
Quế Lâm nói...
Chị KIM LOAN ui , QUẾ MAFIA học cùng khối với chị NGỌC HÂN đó ,nhưng không bít có cùng lớp không ?
Quế Lâm nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Quế Lâm nói...
Cám ơn Kim Loan rất nhiều! Mà sao Kim Loan bít Ngọc Hân? KL là Quế hay Trỗi? nếu là Quế thì học khóa nào? (Cho tiện bề xưng hô thứ bậc tỉ muội đóo!) Hồi bên Quế, mafia có bộ ba với Xuân Hương và Ngọc Hân, từng có những đêm đông cùng nhau thức ngủ, mang giày cộp, mũ áo bông, đóng giả con trai, lượn "thị sát" khu trường rồi...đủ trò nghịch ngợm!
Nhat Trung nói...
Mình chỉ là vợ Trỗi thôi.Mẹ mình và mẹ Ngọc Hân cùng công tác ở bách hoá Hải phòng.Hồi còn ở nhà trẻ ở cùng với nhau rồi sau đó Ngọc Hân đi học ở Quế lâm,lâu lâu về lại khoe đủ thứ.Hồi đó khổ quá nên mỗi lần Hân khoe là bọn này thèm lắm,nào là pha nước chanh để ở cửa sổ ngủ dậy nó đông lại ăn rất ngon,sữa thì gói vào tờ giấy bỏ vào chân giường ngủ dậy thành bánh ăn.....Mình là GV toán nhưng lại rất yêu văn học nhưng truyện bây giờ loan ít thích đọc.Lâu lắm rồi mình mới lại được đọc 1 kí sự hay như vậy hình như mình đọc để bù.Mình quê An mỹ,Tuy an,Phú yên sinh 1957.
Quế Lâm nói...
MAFIA ui , muội giới thiệu thêm nha , tỉ KIM LOAN là A trưởng của đại ca NHẤT TRUNG - TRỖI QUI NHƠN , người mà chúng ta đã gặp trên chợ QUẾ đó .
Nặc danh nói...
Ủa! Dzậy ra anh NT có dzợ rùi, mà dzợ là dân trường Bé nữa chớ?!Jờ tui mới biết. Bữa hổm đọc commen tên ảnh, rồi thấy ở dưới ký tên KL...hổng biết "lệnh ông" với "cồng bà" cái nào kêu lớn hơn?
12ly7
NhatTrung nói...
@12ly7 ưi vợ của NT là vừa Troi vừa Be.Vì vừa Troi dậy một lúc thì Be.A trưởng của NT hay"quá giang" NT lắm.Thông cổm nghen!Dưng mà"quá giang" đã xin phép rùi.
Quế Lâm nói...
Cam on Kim Loan, hoi do cac Que khong cu gi nuoc chanh, nuoc lanh chung no cung bo vao ca de ra ngoai cua so cho dong da roi sang hom sau thi nhau ngoi...gam! sau nay minh cu di tim ban Ngoc Han ma khong duoc, sau nghe cac Que noi han di Duc roi!
Chung ta vi la cung lua tuoi, dong dieu ve moi truong lon len nen de hieu nhau va de dong cam
Mafia dang danh qua o Scotland! Hen se co luc hoi ngo o Qui Nhon!
Nặc danh nói...
Rất mong được đón bạn tại Qui nhơn.Các anh trường Trỗi tới Qui nhơn đều được đón tiếp như người nhà đi lâu ngày trở về.Mình rất thích cách nói chuyện của các bạn với nhau:Hài hước,thân mật và rất yêu thương nhau.
Ông xã Nguyệt Hồng đỡ chưa?Hôm nghe tin anh bị tai nạn mình có gọi điện hỏi thăm,anh nói chỉ bị phần mềm nên thấy cũng còn may
KL
Quế Lâm nói...
Chị KIM LOAN ui , hôm ông xã em bị tai nạn , nhiều anh chị bên TRỖI hỏi thăm và cả đến nhà nữa . Anh ấy không biết tại sao có nhiều người chưa biết bao giờ lại hỏi thăm anh ấy nhiều thế . Em đi làm về anh ấy truyền đạt lại quá trời trời , lại vẫn còn đau nên nhớ không được chính xác . Em tưởng chị LOAN khác .Em cám ơn anh chị nhiều nhiều . Anh ấy đỡ rồi chị ạ , chỉ có hàng tiền đạo bay mất tiêu .Bây giờ phải đi " mỹ viện " , biết đâu lại " đẹp trai " ra . Nhưng anh ấy còn "tức tối " lắm , ai đời công an đi bộ đúng luật như vậy , lại ngay trước cổng cơ wan mà chúng nó cũng tông cho . Hix
N.H
Nhat Trung nói...
NH Quế ưi!Rất may cho chồng e đó.A có cô bạn chồng bị TNGT chết,rất tội nghiệp.A rất thông cảm với ai đã bị TNGT.Khi về "chăn gà" rùi a vẫn còn máu"GT"vẫn đi tuyên truyền về TTATGT cho Phường.Một đóng góp nhỏ.Nhiều người nói hạt cát,hạt muối nhưng vẫn cứ làm.Vì sẽ làm giảm số người"ra đi".
Quế Lâm nói...
Anh NHẤT TRUNG ui , hôm nay có cô trung úy giao thông về trường em dạy về an toàn giao thông cho khối 12 . Hiệu wả đối với học trò đến đâu chưa biết chứ em thì bỏ cơm trưa và chạy xe về thì cứ run như cầy sấy . Ớn wá là ớn .
N.H
Quế Lâm nói...
Que Rao ui, trua chieu 29 roanh hong? ti ve goi gap nhau nha!
Quế Lâm nói...
29/11 hả tỉ , nếu đúng thì vô tư lun .Tỉ mún gì là muội chìu tất . Cái cổ muội nó dài dữ lém sau cái zụ chờ tỉ đi chăn trâu ở hải ngoại đó !!!
Quế Lâm nói...
Ti dang chet ret o xu bien Bac Scotland, trua 29 ve den SG ti se goi de lam thun co muoi lai!(:(:
Quế Lâm nói...
Tỉ ui , tỉ lèm gỉ ở bển zậy , hổng lẽ xem cách người ta chống rét cho trâu để zề áp dụng cho mình .Phải chi chia bớt lửa xứ SÀI cho tỉ nhỉ . Nóng phát khiếp lun tỉ ui . Hôm ni muội và lũ học trò thi đấu thể thao , dzăn nghệ tưng bừng . Nhiệt huyết quậy của QUẾ vẫn hừng hực khí thế mà . Lạnh wá thì tỉ trốn trong nhà viết Scotland du ký nha . Sao kỳ này tỉ đi lâu wá dzậy , wa cả lễ 20/11 , bùn wá à .
Quế Lâm nói...
Trời ui, bên ni trâu mô ra mà chống lạnh? Tỉ đi việc khác, các hội nghị trâu nó gọi tỉ là "bufalo girl" chán chê rùi, giờ thêm các Quế, thấy tỉ ở mô là xung quang toàn trâu ở đó!
Quế Lâm nói...
Tỉ ui , bữa nào rảnh , tỉ ghé wa sở thú coi cái con đen thui như con trâu , sừng cũng cong dzòng như sừng con trâu , dzậy mà họ ghi là con bò gì gì đó ,nó là con chi he ( lúc học ĐH , đi thực tập ở SôngBé , Quế em cũng học được cách phân biệt con nào là con trâu , con nào là con bò rùi đó )
Quế Lâm nói...
Muội thấy đóo, đâu phải dễ được kêu là con trâu đâu? (:(:
Nặc danh nói...
"Nghe tỉ tả các anh cảnh sát và phục vụ phòng , Quế thèm qua Trung đông quá ."
Trời ơi ! Ai thèm qua Trung Đông góp tiền lại đóng cho tui để mua dzé ha . Có khuyến mại nước trà đá khi lên và xuống phi thuyền . Hát hò mơ mộng không hạn chế nha .
K6LS
Nặc danh nói...
@Quế Mafia : Nếu có người hỏi cần một con trâu để nhậu thì Quế Mafia trả lời sao đây ?
K6LS
Quếlam nói...
MF ơi, mau về nước thôi, mọi người chờ MF quá trời rùi, không biết zề xứ Sài có lên tiếng nổi không?(khan cổ vì lạnh mà)
Quế Lâm nói...
@K6LS: Đại ca ui, tụi Quế tham hồi tháng tư cũng đòi muội một con để...nhậu,nhưng khi muội vô đó tụi hắn..chạy hết, gặp có mấy tên hà! Nếu đại ca sẵn sàng nhậu...cả con thì muội sẽ cố gắng...dắt tới
@Quelam: MF chắc chắn là sẽ về, nhưng có ở lại xứ Sài được không thì tùy vào lúc đó, MF đã lên kế hoạch ở lại nhưng được tin Quế phụ huynh ốm nên hơi lo!
Nặc danh nói...
@Quế MF : Nói chơi vui vậy thôi , ngày nào tôi chẳng nhậu mấy con trâu . Bắt chước người ta : Ngắm trâu và uống rượu với trí tưởng tượng được phát huy đến cao độ . Có hôm sừng sừng còn muốn nhậu cả ... khủng long . Nhìn cái cẳng của nó thấy quá đã . Chắc " bổ " lắm . Có hôm nhìn con kiến qua kính phóng đại thấy cái đầu nó mà nấu riêu thì ... tuyệt .
K6LS
Siêu quậy nói...
Anh K6LS rất rất nhậu, các Quế cũng có người giỏi như các anh, mong có ngày đoàn tụ TRỖI+ BÉ sẽ thịt trâu của MF nấu riêu, he he...mà MF đâu phải chỉ có trâu: chim cò, gà, zịt châu chấu, ẽnh ương đều có tuốt, các anh Trỗi có dám ăn không???!!!
Nặc danh nói...
Thời buổi này có món nhậu là quý rồi . Nhưng phải tránh H5N1 , H1N1 ... HxNx . Nói chung cứ HN là tránh ( Không phải chữ viết tắt của Hà Nội đâu nha ) . Còn Quế MF nói dắt trâu về Lạng Sơn là mang củi về rừng nha . Tôi toàn thấy bọn nó lang thang trên đường " cao tốc " không à . Bọn nó mà biết làm còn ngon và tốt hơn bọn bò nhiều .
K6LS
Quế Lâm nói...
He he, đại ca K6LS lại chạy rùi!Sợ MF dắt tới thiệt hem bít làm sao mà...nhậu!
Nghe vậy là bít người ta vẫn nghi ngờ thịt trâu, nhưng mafia đang cố góp sức "trả lại tên em" cho bọn nì, vì ở miền Trung ở chợ không bao giờ hỏi có thịt trâu, nhưng đàn trâu tơ vẫn lũ lượt đi vào...lò mổ!
Nếu mún bít thịt trâu ngon như thế nào, khi nào mời các Quế và các anh Trỗi đi Cần Thơ, xứ sông nước này là nơi bọn trâu tự hào vì nó được gọi đúng tên tại các dãy nhà hàng với biển đề: "Trâu nấu mẻ", nồi lẩu đặc hình thơm ngào ngạt nì được tiếp thêm đĩa thịt luộc nóng hổi cắt lát bày với hành cọng chần và những lá rau thơm xanh mướt và hấp dẫn nhất là xuồng rau với đủ loại hình rau ráng quen lạ của Đồng bằng Sông Cửu Long như cần nước, ngò gai, cải bẹ xanh, cải trời, bông súng, bông so đũa, kèo nèo, dưa leo, mướp kèm với khế chua, chuối chát!
Quế MF
Nặc danh nói...
Trời ơi ! Nghe Quế MF kể tôi nghi bạn là một dân nhậu chính cống quá . Ở Lạng sơn ít khi được ăn món thịt này dù chúng đông như ... nhiều . Người ta chỉ thịt khi chúng bị té ngã hay bị bệnh thôi vì chúng còn phải làm nhiệm vụ của chúng chứ . Chính vì vậy thịt chúng thường không ngon và mọi người ở đây thường xào với tỏi . Nói chung ăn cũng tạm được , còn làm như MF kể thì đúng là ... nghệ nhân rồi . Nói nhỏ nha : Bọn trâu nó không tự hào đâu mà chỉ có những người chế biến chúng mới tự hào thôi . Không nói nữa đâu vì ... thèm quá à .
K6LS
Quế Lâm nói...
Trẫm cũng chải nước miếng rùi(ròng ròng...)
Quế Lâm nói...
MAFIA ui , hôm nay muội thu xếp dạy bù lũ htrò từ sáng tới chiều rùi , mai là vi vu bát ngát nha tỉ . Đừng để cái cổ muội nó dài ngoằng nha ( hồi ở QUẾ chúng nó gọi muội là hươu cao cổ đóo ) .
Nặc danh nói...
Cổ càng cao càng đẹp theo cách nhìn của người xưa . Công nhận MF cũng tươi tắn đấy chứ . Nhưng đứng bên cạnh hai thằng chả ( hình như là anh em sinh đôi chi đó ) mặt đâm lê thì nụ cười của chị Võ thị Thắng ( 20 năm khổ sai ) còn thua MF . Chắc MF phải bị án chung thân quá . Xin chia sẻ nếu MF bị án này .
PS : K6LS bị án tử hình từ hôm anh Trỗi .
K6LS
Tualinh nói...
Bài viết thật hay!
Quế Lâm nói...
@ Quelam: Ti dang o Malaysia, trua mai ve den ti goi muoi nha!
@K6LS: He he!
@ Tualinh: Cam on rat nhieu, Que MF co sao noi zay de ban be doc cho vui do! Tualinh la dai ca Troi sao?
Quế Lâm nói...
@K6LS: MF đi nhậu chỉ giỏi ...phá mồi, nên mới nhớ rõ được vậy đó đại ca!
@Quelam:Trẫm nào vậy ta? Có ưng bữa nào đi Cần thơ nhậu với MF hem?
Nặc danh nói...
@MF : Nếu chỉ giỏi phá mồi thì tốt quá vì ... đỡ phí . He he . Bình thường dân nhậu toàn uống và uống ... mồi gọi ra cho vui rồi bỏ . Một nét " văn hóa " nhậu của dân nhậu .
PS : Tôi cũng khoái đi ....... phá mồi .
K6LS
tualinh nói...
Chào Quế MF,chào ACE Quế,
Anh là Trỗi K3,cùng lớp với AMk3.Rất thú vị khi đọc các lời góp ý ở trang nì: riú ra riú rít,líu la liú lo như chim nói chuyện với nhau.Thật là trong trẻo và nhí nhảnh.
Bài viết của MF lôi cuốn,hấp dẫn lắm. ACEQ cũng nhận xét như vậy mà.
Quế Lâm nói...
Tiếc thật đó , Đại ca Tualinh ạ. lúc đại ca đang com những dòng này thì MAFIA đang hội ngộ cùng bọn em và một số đại ca TRỖI tại ĐẤT TIÊN SA .Bây giờ MAFIA đang bay về xứ HUẾ mộng mơ rùi . Anh xem bài mới của MAFIA nha .