expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Thành Cổ và nhà tù

Thành Cổ và nhà tù

Thành Cổ Quảng Trị

Di tích nhà tù thời Pháp thuộc

"Nguyên tù nhân" trở lại thăm nhà tù

Tưởng nhớ

Đã bao tháng năm ...

Xà-lim
Xà-lim chuồng cọp Côn Đảo còn "nhân văn" hơn nhà tù này, là còn có cái bệ xi măng để nằm, chiều dài còn vừa với người. Xà-lim ở đây giống cái chuồng chó, Phụ Huynh kể thời bị giam ở đây, người bị giam cấm cố, 2 người một xà lim, chân tay bị cùm. Nằm trên nền trệt. Mỗi ngày "được" mời đi khảo cung và tra tấn, đêm thả vào đây cùm lại. Mấy ngày đầu bị tra tấn theo kiểu "lộn mề gà", nghĩa là treo ngược người lên trần bằng 2 ngón chân cái, rồi lấy hèo quất vào các ngón chân và cẳng chân, lấy chân đá vào ngực, vào mặt. bị thương, mất máu, bất tỉnh. Khi bị ném về lại xà lim, Người khát nước, chúng đẩy vào cho lon nước, như muốn vồ lấy uống, có người đồng chí cùng phòng tên Nguyễn Trân, đã ngăn người lại, lấy khăn thấm nước rồi thấp vào môi, vào lưỡi. Người kể là đã giận ông Trân, nhưng về sau người mới hiểu ra: Nếu uống là chết! Ông Trân đã hy sinh, sau giải phóng Người đi tìm mộ bạn mà không ra, đã khóc bằng thơ như sau:

Trận chiến nơi nào? Đâu dấu đất?
Ta tìm, đất giấu, lệ rơi theo.Người kể rằng vào mùa lụt nước lụt vô thấu xà lim!


Thời Mỹ chiếm đóng, trận chiến hè 1972 đã biến Thành Cổ thành chốn điêu linh.
Hiện người ta chỉnh trang tượng đài và quảng trường như trên.


Nhưng nếu cây cỏ là thế này có hợp lý hơn không?

4 nhận xét:

TM nói...

MF đang tham gia dự án "Thành cổ Quảng Trị"... Quá khứ cũng chỉ là quá khứ nếu không giúp ích được gì cho hiện tại và tương lai. Lịch sử( dù tốn bao máu xương) cũng sẽ trở thành vô nghĩa khi con người không rút ra BÀI HỌC LỊCH SỬ.

HữuThành.Nguyễn nói...

Nhưng mà lịch sử thì vẫn phải là... lịch sử. Bởi vì biết lúc nào thì người ta rút ra bài học, và các bài học mà người ta rút ra không phải là duy nhất cho tất cả mọi người.
Thế chứ :-)

Q.MF nói...

@TM:Muội không phải tham gia, mà người ta mời muội viết và điều phối dự án luôn. Ý tưởng cũng từ muội, trường Nông Lâm không thể là nơi cho dự án này thực hiện, nên muội đã cho ý tưởng của mình tá túc ở trường ĐH Khoa học, nơi có khoa kiến trúc một số khoa có thể cùng "tham chiến" trong kế hoach bảo tồn bền vững trong hệ thống lịch sử, kiến trúc, khảo cổ, địa lý địa chất, sinh học và cảnh quan. Ý tưởng đến từ một vấn đề rất cá nhân: ba muội thường hay kể cho con gái nghe về cái thời ngồi tù trong đó, kể và tả người và cảnh làm muội bất thuộc như mình từng ở tù vậy! Cho nên di tích này rất được muội để ý, ngoài ý nghĩa của cuộc chiến 81 ngày đêm!

Q.MF nói...

@HT: Dạ, quả là vậy, lịch sử thì cứ việc biên ra thôi, chỉ hy vọng là biên cho đủ và trung thực, khách quan. Còn rút ra bài học thì có khi chỉ ngay sau sự kiện hoặc có thể cả ngàn năm sau lận. Mỗi đối tượng rút ra bài học khác nhau. Trong khi làm các dự án kiểu này, muội và các chiến hữu rất vất vả vì tìm tư liệu lịch sử không có. Có khi đào xới tung cả thư viện và mạng lên cũng chỉ được vài mảnh. Có khi phải vin đến cả thành Vatican lận. Đó có thể là do sự mất mát tư liệu qua thời gian, cũng như sự thiếu sót đặc biệt việc lưu giữ tư liệu và hình ảnh, cũng có thể do trình độ công nghệ và lỗ hổng nhận thức.