Bởi vì có một Quế Nặc danh (chắc là Quế cùng lớp) cứ théc méc làm gì có MF trong lớp 7A, MF đành phải post bài này, đây là bài MF viết sau dịp họp mặt 50 năm HSMN tại Hà Nội (2004), MF đăng trên trang web của hội HSMN trung ương, nhưng trang web ấy nay đã bị out (thật là buồn). Kèm theo là bức hình chụp một số bạn cùng lớp tại cuộc họp mặt 40 năm HSMN Quế Lâm (2007) tại Đà Nẵng, đố Quế Nặc danh gọi ra tên của mọi người!
Ngày 14 tháng 11 năm nay, nhân dịp 50 năm ngày thành lập trường HSMN, chúng tôi, những thầy trò đã sống dưới mái trường chung lịch sử ấy, một lần nữa ơn Đảng và Chính phủ, cho chúng tôi được những ngày tràn ngập yêu thương sau 30 năm trời xa cách. Tôi viết là “đã sống”, thay vì viết là “đã dạy và học”, vì thầy trò chúng tôi đã sống như trong một gia đình có đầy đủ cha, mẹ, anh, chị, em. Tôi xin dâng bài viết này lên các thầy, cô, má - những người không chỉ dạy mà còn nuôi chúng tôi nên người. Những người thầy không gọi chúng tôi là “em” như những học trò thông thường, mà chúng tôi gọi thầy cô má và xưng “con’, xưng“cháu”, và thầy cô má gọi chúng tôi là “cháu”, là “con”. Những người không ngày ngày từ gia đình đem sách vở tới trường để dạy chúng tôi, mà sáng dạy chữ, chiều dạy chơi, tối kể chuyện và ru ngủ, rồi sáng dậy lại chăn từng đứa ra tập thể dục! Đứa nào ăn không hết bát: lo, đứa nào ngồi gác chân lên ghế: mắng, đứa nào đến giờ ngủ trưa không thấy: đi tìm!
Chúng tôi chỉ muốn gặp lại thầy để nắm tay thầy mà hỏi: chúng con đã học hành, nhưng cũng đã hư đốn lắm phải không thầy? Chúng con nghịch ngợm, chúng con đánh lộn, chúng con trốn ngủ trưa, chúng con đùa giỡn suốt ngày nhưng chúng con thầm biết thỉnh thoảng thầy cô má có những giây phút riêng tư rất nhỏ để nhớ về gia đình, nhớ về những đứa con đẻ nơi xa xôi, tận miền Nam hay Thái bình, Hải Phòng, hay Nam Hà, Quảng ninh. Chúng con biết câu khẩu hiệu mà thầy cô má thực hiện như một thiên chức chứ không phải là một nhiệm vụ “Tất cả vì học sinh Miền Nam thân yêu!”, chúng con biết có người đã dành trọn cuộc đời riêng cho HSMN, khi trường giải tán, về lại quê hương sống một mình để rồi thỉnh thoảng lại mong nhớ lũ học trò xưa!
Năm 1966, những ngày đầu tiên tôi trở thành một HSMN của trường số 11, ở khu sơ tán Xã Xuân Lan, Móng Cái, Quảng Ninh. Thầy chủ nhiệm của lớp lúc ấy là một thầy giáo chỉ khoảng 20 tuổi, tên là Mừng. Tôi mới từ Miền Nam ra, rất bé và hay ốm yếu, một ngày tôi bị sốt rất nặng, không đến lớp được, sau khi dạy trên lớp về, không biết kiếm đâu ra một ly chè đậu đỏ, thầy bón cho tôi ăn. Sốt cao, tôi không thể nào nuốt được, thầy kiên nhẫn giỗ tôi: “ Cháu ăn đi rồi thầy cho quà” thầy đưa cho tôi một cây bút chì xanh đỏ mới tinh, tôi nắm cây bút trong tay nhưng vẫn không nuốt được. Thầy bế tôi đến bệnh xá, vừa đi vừa dỗ tôi ăn chè. Mặc dù bây giờ tôi vẫn chưa biết được thầy đang ở đâu nhưng hình ảnh này đã theo tôi suốt cuộc đời, vì những cử chỉ yêu thương vụng về của thầy đã làm tôi không quá nhớ mẹ khi đau ốm.
Từ lớp hai, chúng tôi có thầy chủ nhiệm mới ở khu sơ tán Đoan Tĩnh: Thầy Trường. Khi ấy điểm học tôi thường đứng đầu lớp, nên có một lần thầy đi phố về, thầy nói với cả lớp: K.T. học giỏi nên thầy thưởng cho một món quà, nếu các cháu đều học giỏi, thầy sẽ cho quà! Đó là phần thưởng đột xuất chứ không nhân dịp tổng kết gì cả, thầy làm vậy để động viên cả lớp học, và tôi nhận được một cây bút chì xanh đỏ hai đầu (lại bút chì xanh đỏ, nhưng đối với chúng tôi thời ấy, bút chì xanh đỏ là món quà đặc biệt lắm, vì đứa nào cũng thích ...vẽ!). Thầy dạy nhiều môn như những thầy cô cấp một khác, nhưng môn gì thầy dạy cũng hay, dường như thầy thổi hồn vào tất cả các bài giảng. Có hai lần thầy giận chúng tôi: Khi còn ở Móng Cái, một ngày thầy và má Sáu về trường (trụ sở chung của trường ở xã Hồ Viết) họp về muộn, chúng tôi mong thầy và má quá, kéo nhau ra ngoài đường cái ô tô chạy đứng chờ, gần chạng vạng tối, chúng tôi hè nhau lấy đá sỏi họ đang làm đường quẹt toé lửa chơi, thầy và má về thấy vậy hốt hoảng, đưa chúng tôi về và sau đó không nói một lời. Chúng tôi len lén leo lên sạp nằm cả lũ (lúc ấy ở khu sơ tán chúng tôi nằm ngủ tập thể trên sạp nứa).
Lần thứ hai, khi ở trường Nguyễn Văn Bé, Quế Lâm, Trung Quốc, hàng tuần thầy đưa chúng tôi đi bơi sông ở một khúc sông rất đẹp, một lần mải đùa nghịch quá, chúng tôi bơi quá vùng an toàn. Tuần sau, đến ngày đi bơi, chúng tôi đến thập thò nơi cửa phòng thầy, thầy bảo” rắn mặt lắm, thầy không cho đi đâu”, đó là hình phạt lớn, vì chúng tôi thèm được đi bơi lắm!
Chúng con nhớ cái giận của thầy cô má, cái giận vì quá lo cho lũ con cháu Miền Nam thương yêu.
Tôi từng chứng kiến một lần khóc của cô Mỵ, cô giáo phụ trách lớp khi chúng tôi học lớp ba, cô kéo tôi ra góc vườn trường và khóc nức nở, tôi không hiểu gì, lúc nguôi ngoai, cô nắm tay tôi vuốt ve và nói” Cô buồn thằng Tăng Kim quá, dạo này sao nó không nghe lời cô, nghịch ngợm, học hành sút kém. Nhưng cháu đừng nói gì với chúng nó là cô khóc nhé!” Cô Mỵ lúc ấy cũng trẻ lắm, cô chưa có gia đình, xinh và hiền như tên của cô! Tôi muốn nhắn về các bạn tôi: nếu các bạn biết thầy cô đã từng khóc cho mình như thế!
Còn má Sáu, người má nay đã khuất núi, một ngày năm lớp bốn, bọn con trai trong lớp đánh nhau, can mãi không được, má vừa khóc vừa dập ngửa đầu và tường: “chúng mày có muốn má chết không hả!” Bọn con trai lập tức nín khe, sau đó chúng nó thường ra sức kiềm chế đánh nhau (...trước mặt má).
Những người thầy ở trường HSMN nào của chúng tôi cũng sống với các học trò mình như thế! Tôi không biết có ai thưởng cho họ những phần thưởng nào cho sự nghiệp giáo dục hay không, nhưng họ đã từng như thế!
Huế 26 tháng 11 năm 2004
Q.MF
Ngày 14 tháng 11 năm nay, nhân dịp 50 năm ngày thành lập trường HSMN, chúng tôi, những thầy trò đã sống dưới mái trường chung lịch sử ấy, một lần nữa ơn Đảng và Chính phủ, cho chúng tôi được những ngày tràn ngập yêu thương sau 30 năm trời xa cách. Tôi viết là “đã sống”, thay vì viết là “đã dạy và học”, vì thầy trò chúng tôi đã sống như trong một gia đình có đầy đủ cha, mẹ, anh, chị, em. Tôi xin dâng bài viết này lên các thầy, cô, má - những người không chỉ dạy mà còn nuôi chúng tôi nên người. Những người thầy không gọi chúng tôi là “em” như những học trò thông thường, mà chúng tôi gọi thầy cô má và xưng “con’, xưng“cháu”, và thầy cô má gọi chúng tôi là “cháu”, là “con”. Những người không ngày ngày từ gia đình đem sách vở tới trường để dạy chúng tôi, mà sáng dạy chữ, chiều dạy chơi, tối kể chuyện và ru ngủ, rồi sáng dậy lại chăn từng đứa ra tập thể dục! Đứa nào ăn không hết bát: lo, đứa nào ngồi gác chân lên ghế: mắng, đứa nào đến giờ ngủ trưa không thấy: đi tìm!
Chúng tôi chỉ muốn gặp lại thầy để nắm tay thầy mà hỏi: chúng con đã học hành, nhưng cũng đã hư đốn lắm phải không thầy? Chúng con nghịch ngợm, chúng con đánh lộn, chúng con trốn ngủ trưa, chúng con đùa giỡn suốt ngày nhưng chúng con thầm biết thỉnh thoảng thầy cô má có những giây phút riêng tư rất nhỏ để nhớ về gia đình, nhớ về những đứa con đẻ nơi xa xôi, tận miền Nam hay Thái bình, Hải Phòng, hay Nam Hà, Quảng ninh. Chúng con biết câu khẩu hiệu mà thầy cô má thực hiện như một thiên chức chứ không phải là một nhiệm vụ “Tất cả vì học sinh Miền Nam thân yêu!”, chúng con biết có người đã dành trọn cuộc đời riêng cho HSMN, khi trường giải tán, về lại quê hương sống một mình để rồi thỉnh thoảng lại mong nhớ lũ học trò xưa!
Năm 1966, những ngày đầu tiên tôi trở thành một HSMN của trường số 11, ở khu sơ tán Xã Xuân Lan, Móng Cái, Quảng Ninh. Thầy chủ nhiệm của lớp lúc ấy là một thầy giáo chỉ khoảng 20 tuổi, tên là Mừng. Tôi mới từ Miền Nam ra, rất bé và hay ốm yếu, một ngày tôi bị sốt rất nặng, không đến lớp được, sau khi dạy trên lớp về, không biết kiếm đâu ra một ly chè đậu đỏ, thầy bón cho tôi ăn. Sốt cao, tôi không thể nào nuốt được, thầy kiên nhẫn giỗ tôi: “ Cháu ăn đi rồi thầy cho quà” thầy đưa cho tôi một cây bút chì xanh đỏ mới tinh, tôi nắm cây bút trong tay nhưng vẫn không nuốt được. Thầy bế tôi đến bệnh xá, vừa đi vừa dỗ tôi ăn chè. Mặc dù bây giờ tôi vẫn chưa biết được thầy đang ở đâu nhưng hình ảnh này đã theo tôi suốt cuộc đời, vì những cử chỉ yêu thương vụng về của thầy đã làm tôi không quá nhớ mẹ khi đau ốm.
Từ lớp hai, chúng tôi có thầy chủ nhiệm mới ở khu sơ tán Đoan Tĩnh: Thầy Trường. Khi ấy điểm học tôi thường đứng đầu lớp, nên có một lần thầy đi phố về, thầy nói với cả lớp: K.T. học giỏi nên thầy thưởng cho một món quà, nếu các cháu đều học giỏi, thầy sẽ cho quà! Đó là phần thưởng đột xuất chứ không nhân dịp tổng kết gì cả, thầy làm vậy để động viên cả lớp học, và tôi nhận được một cây bút chì xanh đỏ hai đầu (lại bút chì xanh đỏ, nhưng đối với chúng tôi thời ấy, bút chì xanh đỏ là món quà đặc biệt lắm, vì đứa nào cũng thích ...vẽ!). Thầy dạy nhiều môn như những thầy cô cấp một khác, nhưng môn gì thầy dạy cũng hay, dường như thầy thổi hồn vào tất cả các bài giảng. Có hai lần thầy giận chúng tôi: Khi còn ở Móng Cái, một ngày thầy và má Sáu về trường (trụ sở chung của trường ở xã Hồ Viết) họp về muộn, chúng tôi mong thầy và má quá, kéo nhau ra ngoài đường cái ô tô chạy đứng chờ, gần chạng vạng tối, chúng tôi hè nhau lấy đá sỏi họ đang làm đường quẹt toé lửa chơi, thầy và má về thấy vậy hốt hoảng, đưa chúng tôi về và sau đó không nói một lời. Chúng tôi len lén leo lên sạp nằm cả lũ (lúc ấy ở khu sơ tán chúng tôi nằm ngủ tập thể trên sạp nứa).
Lần thứ hai, khi ở trường Nguyễn Văn Bé, Quế Lâm, Trung Quốc, hàng tuần thầy đưa chúng tôi đi bơi sông ở một khúc sông rất đẹp, một lần mải đùa nghịch quá, chúng tôi bơi quá vùng an toàn. Tuần sau, đến ngày đi bơi, chúng tôi đến thập thò nơi cửa phòng thầy, thầy bảo” rắn mặt lắm, thầy không cho đi đâu”, đó là hình phạt lớn, vì chúng tôi thèm được đi bơi lắm!
Chúng con nhớ cái giận của thầy cô má, cái giận vì quá lo cho lũ con cháu Miền Nam thương yêu.
Tôi từng chứng kiến một lần khóc của cô Mỵ, cô giáo phụ trách lớp khi chúng tôi học lớp ba, cô kéo tôi ra góc vườn trường và khóc nức nở, tôi không hiểu gì, lúc nguôi ngoai, cô nắm tay tôi vuốt ve và nói” Cô buồn thằng Tăng Kim quá, dạo này sao nó không nghe lời cô, nghịch ngợm, học hành sút kém. Nhưng cháu đừng nói gì với chúng nó là cô khóc nhé!” Cô Mỵ lúc ấy cũng trẻ lắm, cô chưa có gia đình, xinh và hiền như tên của cô! Tôi muốn nhắn về các bạn tôi: nếu các bạn biết thầy cô đã từng khóc cho mình như thế!
Còn má Sáu, người má nay đã khuất núi, một ngày năm lớp bốn, bọn con trai trong lớp đánh nhau, can mãi không được, má vừa khóc vừa dập ngửa đầu và tường: “chúng mày có muốn má chết không hả!” Bọn con trai lập tức nín khe, sau đó chúng nó thường ra sức kiềm chế đánh nhau (...trước mặt má).
Những người thầy ở trường HSMN nào của chúng tôi cũng sống với các học trò mình như thế! Tôi không biết có ai thưởng cho họ những phần thưởng nào cho sự nghiệp giáo dục hay không, nhưng họ đã từng như thế!
Huế 26 tháng 11 năm 2004
Q.MF
- Hàng ngồi :
+ Nguyển Chí Công ( Công A )
+ Nguyễn Vĩnh Thành
+ Thanh Hoàng
+ Lê Văn Hưng
- Hàng đứng
+ Hữu Hải
+ Ngọc Huệ ( nũ )
+ Kim Chi ( vợ thầy Bắc )
+ Huỳnh Thái Hà
+ Nguyễn Thái Hòa ( thoát nước đô thị )
+ Quang Bũu ( thỏi kèn Acmonica rất hay )
+ Minh Chiến ( cao như cây sậy )
Không biết có đúng không,
Nhạc và Lời : Thầy CHU TRUNG THANH
Trường chúng em là mái trường Nguyễn Văn Bé. Chúng em tuy bé nhưng việc làm có bé đâu, học tập tốt hăng say, siêng năng chúng em làm nghìn việc tốt đáng khen vô cùng. Đoàn kết thương yêu nhau như con chung một nhà, tình đầm ấm biết bao. Sáng sáng em vui chơi, cắp sách em đến trường, thầy cô má mọi người ngợi khen. Em ráng thi đua hơn cùng trường, em gắng tiến để làm Bác vui lòng – Tin bay về miền Nam.
Lòng chúng em luôn nhớ về công ơn ấy. Ở đây em có cô thầy ba má chăm, lo cho bát cơm ngon lo cho sách em học, để làm sao lớn khôn thành người; cùng các em vui chơi, lo cho tấm áo đẹp lòng vui sướng biết bao. Sáng sáng em vui chơi, cắp sách em đến trường, thầy cô má mọi người ngợi khen. Em ráng thi đua hơn cùng trường, em gắng tiến để làm Bác vui lòng – Tin bay về miền Nam.
Đề nghị T.Bé đưa "BÀI CA TRƯỜNG NGUYỄN VĂN BÉ" lên blog để anh em thưởng thức.
TM
Trường chúng em , trường cấp 1 Nguyễn Văn Bé . Chúng em tuy bé nhưng việc làm có bé đâu : học tập tốt hăng say , siêng năng chúng em làm nhiều việc tốt đáng khen vô cùng , đòan kết thương yêu nhau như con trong 1 nhà , tình đầm ấm biết bao . Sớm sớm em ca vang , cắp sách em tới trường , thầy cô má mọi người đều khen , em gắng thi đua cùng trường em vững tiến , để Đảng , Bác vui lòng , tin bay về Miền Nam
Lòng chúng em luôn nhớ rằng công ơn ấy , ở đây em có cô thầy và má chăm , lo cho bát cơm ngon , lo cho sách cho đèn , học sao cho lớn khôn thành người , cho các em vui chơi , lo cho tấm áo lành ,chẳng quản những đêm đông . Ơn ấy em ghi sâu , chăm lo em học hành , thầy cô má mọi người đều khen , em gắng thi đua cùng trường , em vững tiến để Đảng , Bác vui lòng , tin bay về Miền Nam .
Chúng em tuy bé nhưng việc làm KHÔNG bé đâu
em gắng thi đua HƠN cùng trường em vững tiến...
MF
DS
Trên đất Quế Lâm !
Thân tặng các bạn HSMN nhân dịp kỷ niệm 40 năm Khu GDHSMN Quế Lâm – Trung Quốc !
Nắng trưa nhẹ rắc hoa vàng
Tay cầm tấm Thiếp (*), ngỡ ngàng như mơ !
Bao nhiêu con mắt ngây thơ
Bao nhiêu câu nói dại khờ còn đây …
Đã bao mùa gió heo may
Với bao lá rụng rơi đầy trong ta …
Em là nụ, em là hoa,
Em là chồi biếc, em là mầm xanh …
Thầy Cô như ngọn gió lành
Ru em với cả tâm tình nặng sâu
À ơi em ngủ đi mau
Mẹ Cha đánh giặc còn lâu mới về.
À ơi em ngủ ngoan nghe
Có Thầy Cô Má chở che đỡ đầu,
Bão giông băng giá bao lần
Dù gian khổ chẳng ngại ngần em ơi !
Trí khôn đâu phải ở Trời
Từ trong TRANG SÁCH sáng ngời TUỔI THƠ.
Cuộc đời đẹp những ước mơ
QUẾ LÂM ngày ấy, bây giờ là đây,
Bồi hồi tay nắm chặt tay
Rưng rưng dòng Lệ, đắm say Tình Đời ! …
Quê thầy hình như ở Nam Hà ( cùng quê với thầy Công dạy thể dục ) ?
@DS: Thầy Chu Thanh vẫn rất phong độ, hồi gặp mặt 40 năm thầy có cho MF số ĐT, mà rồi mất máy nên mất rùi, Quế nào có thì cung cấp để xin thầy bài nhạc này nha! Mấy anh Trỗi đòi nghe nhạc bài này thì chỉ có chờ ...mấy Quế hát cho mà nghe thui, chớ có ai thu bài này bao giờ đâu? À bài "Bài ca Liên đội Đồng Tháp Mười" tác giả là ai ha?
@Nặc danh: Quế hem khai tên (viết tắt cũng được), MF hem nói!
Thân tặng các bạn HSMN nhân dịp kỷ niệm 40 năm Khu GDHSMN Quế Lâm – Trung Quốc !
Nắng trưa nhẹ rắc hoa vàng
Tay cầm tấm Thiếp (*), ngỡ ngàng như mơ !
Bao nhiêu con mắt ngây thơ
Bao nhiêu câu nói dại khờ còn đây …
Đã bao mùa gió heo may
Với bao lá rụng rơi đầy trong ta …
Em là nụ, em là hoa,
Em là chồi biếc, em là mầm xanh …
Thầy Cô như ngọn gió lành
Ru em với cả tâm tình nặng sâu
À ơi em ngủ đi mau
Mẹ Cha đánh giặc còn lâu mới về.
À ơi em ngủ ngoan nghe
Có Thầy Cô Má chở che đỡ đầu,
Bão giông băng giá bao lần
Dù gian khổ chẳng ngại ngần em ơi !
Trí khôn đâu phải ở Trời
Từ trong TRANG SÁCH sáng ngời TUỔI THƠ.
Cuộc đời đẹp những ước mơ
QUẾ LÂM ngày ấy, bây giờ là đây,
Bồi hồi tay nắm chặt tay
Rưng rưng dòng Lệ, đắm say Tình Đời ! …
Ráo chị .
Liên đội thiếu niên Đồng Tháp 10 chúng em , gồm những đứa con đất thành đồng về đây họp lại , liên khu 5 , Nam bộ Đồng tháp , đến mũi Cà mau chúng em đều là cháu Bác Hồ . Ca vang lên chúng em gắng thi đua , vì Miền nam vì Chủ nghĩa xã hội , vâng lời Bác chúng em làm nghìn việc tốt , chống Mỹ xâm lăng , có chúng em sẵn sàng
Tên trường chúng em trường 11 mến yêu , đội ngũ chúng em như gia đình là con của Đảng . Thương yêu nhau , chúng em đòan kết , giúp đỡ cùng nhau chúng em đều học chăm sớm chiều ca vang lên chúng em gắng thi đua , vì Miền nam vì CNXH ,vâng lời Bác chúng em làm nghìn việc tốt . Chống Mỹ xâm lăng , có chúng em sẵn sàng .
( không biết có phải của thầy Thái không , vì khi dạy cho tụi em hát bài này , thầy nói : bây giờ trường mình là trường cấp 1 NVB , nên hát là "Tên trường chúng em trường cấp 1 mến yêu...")
Thầy Chu Trung Thanh còn sáng tác bài "Chúng em là học sinh lớp 1" khi tụi em mới từ Võ Thị Sáu lên lớp 1 NVB nữa cơ
Liên đội thiếu niên Đồng Tháp 10 chúng em , gồm những đứa con đất thành đồng về đây họp lại , liên khu 5 , Nam bộ Đồng tháp , đến mũi Cà mau chúng em đều là cháu Bác Hồ . Ca vang lên chúng em gắng thi đua , vì Miền nam vì Chủ nghĩa xã hội , vâng lời Bác chúng em làm nghìn việc tốt , chống Mỹ xâm lăng , có chúng em sẵn sàng
Tên trường chúng em trường 11 mến yêu , đội ngũ chúng em như gia đình là con của Đảng . Thương yêu nhau , chúng em đòan kết , giúp đỡ cùng nhau chúng em đều học chăm sớm chiều ca vang lên chúng em gắng thi đua , vì Miền nam vì CNXH ,vâng lời Bác chúng em làm nghìn việc tốt . Chống Mỹ xâm lăng , có chúng em sẵn sàng .
( không biết có phải của thầy Thái không , vì khi dạy cho tụi em hát bài này , thầy nói : bây giờ trường mình là trường cấp 1 NVB , nên hát là "Tên trường chúng em trường cấp 1 mến yêu...")
Thầy Chu Trung Thanh còn sáng tác bài "Chúng em là học sinh lớp 1" khi tụi em mới từ Võ Thị Sáu lên lớp 1 NVB nữa cơ
-Chị Kim Thanh thân mến , tình cờ đọc được bài " những cây bút chì xanh đỏ " của chị , em lại tìm về được một kỷ niệm của thời xa xưa mà rất gần gũi . Chị có nhớ lúc đó chị học lớp 2 thì có một lớp 1 cũng ở chỗ đó không ?Thầy Mừng dạy lớp em đó . Em nhớ là bọn em gọi nơi đó là Cồn Cỏ , lúc đó bé quá nên không biết nơi đó là nơi nào , nhờ chị mà em biết tên thật của nơi chúng ta ở .Sau khi trại NĐMN sơ tán ở Lạng Sơn về thì em về Hà Nội , đến cuối tháng 12/1966 em mới vô lại trường 11.
Lớp chị hình như có anh tên là Hùng là lớp trưởng ,lúc cô giáo dắt em qua trường vì bé quá nên có dặn anh Hùng xuống chơi với em để em khỏi khóc nhè vì nhớ nhà .Qua tháng 2 thì chị em mình từ biệt Móng Cái đi bộ qua cầu Bắc Luân đề sang TQ .Thời gian lâu quá nên không biết em nhớ có chính xác không .Mong nhận tin chị
- Nhung dieu em noi deu dung ca, chi cung khong biet thay Mung gio o
dau, nhung cu nho mai cai ky niem mot thoi ay
- Chị Thanh bây giờ ở đâu , làm gì ? Lúc ở QL chị học lớp với ai thế ?
- Em là ai vậy? Lúc ở khu sơ tán Đoan Tĩnh, chỗ chúng ta được đặt tên là Cồn cỏ, năm ở đó mình đã được tặng huy hiệu "dũng sỹ diệt Mỹ", mặc dù mình chẳng diệt thằng Mỹ nào (:, chỉ vì điểm học cao nhất khu sơ tán thôi!
Còn anh Hùng lớp trưởng lớp chị có biệt danh là Hùng "đen".
Thời ở Móng Cái có quá nhiều kỷ niệm phải không em, mình chỉ muốn viết thật nhiều về cái thời này và Quế Lâm mà chưa có điều kiện.
Chúc mừng Năm Mới!
Chi Thanh
- Em là NGUYỆT HỒNG hiện ở TPHCM , chị có nhớ em không ?
- Chị nhớ Hồng mà, vì em về khu sơ tán Đoan Tĩnh cùng lúc với anh Đào
Công Chiến lớp chị, đúng không? Chị còn nhớ lúc em mới đến, nói giọng Bắc, chỉ con gà hỏi "con này là con gì?" làm bọn lớp chị cứ cười mãi!
Khi ở Quế Lâm chị vẫn học lớp A, anh Hùng lớp trưởng!
Chị hiện nay ở Huế, chị dạy tại trường Đại học Nông Lâm Huế. Còn em
hiện làm gì? Vừa rồi chị vừa mới vào TP HCM, có gặp vợ chồng Nghiêm
Tuyết, chị Kim Chi và anh Xuân Hùng!
- Đúng đấy chị , em bây giờ vẫn giọng Bắc rặt , chị nhớ tốt thật làm em cười đã thôi .Em dạy hoá PTTH .Mai là ngày đầu tiên đi dạy của năm mới đó chị .Khi nào chị vô SG gọi em nhé vì em ở gần nhà anh Nghiêm chị Tuyết lắm .Hẹn gặp lại chị ngày mai .Em chào chị
.................................
Hoan hô thời đại CNTT , từ 4 phương trời ta đều tìm thấy nhau .
Quanh đi quanh lại chỉ còn đám bạn thủa nhỏ thèm chơi với mình?
Hoà dài bây giờ ở đâu ? sức khoẻ thế nào ?
Lâu Quế MF có liên lạc với Hữu Hải không ?
Sao mình thấy Quế MF không phải học lớp Tăng Kim, Hoà dài, Kim Chi, mà chắc học lớp dưới hơn ?
@Nặc danh: Đố nặc danh kể hết được danh sách lớp (nếu ọc từ Móng Cái thì kể lớp 1A, nếu mới vô ở QL thì lớp 7A năm 1972)rùiMF kể sự nghịp mọi người cho nghe!he he
ĐN --- Huế rất gần đó
Hình này hình như chụp vào lúc buổi trưa, các lớp đi đến nhà hàng sân vườn , ngồi liên hoan theo từng lớp, có thầy cô cùng dự, sau đó 17 giờ mới đi ra khu du lịch Xuần Thiều để dự lễ chính
Quế MF cho hỏi người đứng giữa anh Chiến và anh Bữa hàng sau cùng là ai ? có phải là anh Hoà không ?