expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

XỨ SỞ CỦA RƯỢU WHISKY - CON NGƯỜI VÀ LÒ RƯỢU


XỨ SỞ CỦA RƯỢU WHISKY (Con người và lò rượu -PHẦN 1)

Mấy bữa ni bận rộn trong phòng thí nghiệm, về nhà lăn ra ngủ, rồi đi và đi nên mafia hoãn buôn, chừ leo lên máy bay trở về, mới có thời gian ngồi buôn tiếp!

Edinburgh

Giáo sư Anne Pearson của Đại học Edinburgh là bà giáo cũ dạy mafia ở lớp Master, đồng thời là đối tác chính trong công việc của mafia tại Anh lần này, đánh xe hơn 300 cây số về Aberdeen đón mafia. Ở chi xứ Aberdeen gió lạnh mưa sa này cho nhiều, đi lên Endinburgh để gặp trường, thăm thú và còn để mình trả em món nợ hiếu khách ở Huế nữa chứ!! Bà giáo gọi điện thoại trước đó cho mafia nói thế, vì Tết năm ngoái làm việc xong với Cần Thơ thì cận Tết, mà Hà Nội lại hẹn làm việc với bà ngay sau Tết, bà viết thư hỏi mình mấy ngày kia tính sao? Có cách gì hơn là ăn Tết với Huế? Ồi tớ thích lắm! Thế là bà ấy đã cho mafia một mẻ bận rộn gấp đôi vì vừa lo Tết nhất vừa lo cho cô giáo thăm quan, đến ngày đi cúng Tất niên ở quê Quảng Trị, mafia bới bà theo luôn cho khỏe, bà rất thích thú vì được ăn Tết với người địa phương quê mìn.



Đường lên Endinburgh
Ê-đin- bua (viết thế cho các Quế đỡ trẹo miệng đọc cái thứ chữ scots kia) ấm hơn, cây lá còn rất đẹp và nhiều nơi để thăm thú lắm, nhưng trước hết lên đó chúng ta phải hoàn tất kế hoạch dự án đã ! Ok, em muốn đi thăm một lò làm rượu whisky! Dễ thôi. Bà ở lại Aberdeen một đêm, cùng đi ăn nhà hàng Trung Quốc với ông giáo và hai người bạn Indonesia cùng tên học trò của Quế. Mafia thấy bọn nó nấu dở ẹc mà các vị ấy thích thú lắm, ông giáo kêu khi nào có khách quí đều đem đến đây! Chỉ bà chủ là người Trung Quốc, còn đâu người Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc…làm trong nhà hàng í! Nhà hàng đông nghịt, chắc giữa xứ sở lạnh lẽo ăn toàn bơ sữa này, những dĩa thức ăn Tàu nóng hổi dẫu dở cũng xiêu lòng thực khách! Đến mục thanh toán, ôi trời tranh nhau trả tiền (bên Tây hiếm khi có chuyện nì vì họ thường ăn rồi phần ai nấy trả, kể cả 2 người yêu nhau, họ có cù mìn đi ăn thì chớ bao giờ chờ họ trả tiền, mà lo thủ tiền đi dẫu không bít đắt hay rẻ! Chỉ trừ khi họ mời về ăn ở nhà. Không như ở ta đôi khi giành nhau quyền hữu hảo đến chấn động cả nhà hàng!) nhưng hôm í đã xảy ra như thế, ông già nói ổng mời ổng trả, vì đây toàn học trò và khách của ổng, mafia đưa lí do hôm nay ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), là ngày ở Việt Nam học trò có dịp thể hiện tình cảm thầy trò, vậy xin các giáo già cho mafia được dịp “tôn sư”! Không được, chúng nó sang đây để làm việc dự án, dự án mời, cuối cùng bà giáo thắng cuộc. Bà được vợ chồng ông giáo mời về nhà ông ngủ lại, sáng hôm sau đến đón mafia đi.

Nhà hàng và chọn món
Năm 1999, mafia đang học môn sức kéo động vật của bà Anne ở Cần Thơ thì cái lụt lịch sử đã xảy ra ở Huế, mấy ngày liền không liên lạc được, ti vi báo đài thì nói rùm beng, ở nhà phụ huynh già với các Quế con thơ dại, mafia như đã phát cuồng, ngày nào cũng khóc. Bà giáo thỉnh thoảng đến phòng mafia ngồi lặng thinh. Đến ngày máy bay về Huế bay được rồi, bà giục mafia về đi, bà gói một cái cốc nhỏ và con búp bê, nói đem về cho em bé nhé! (“em bé” í bi giờ học lớp 12, biết mẹ quí cô, muốn đan một cái khăn len tặng cô nhưng ngặt nỗi làm mãi chưa xong vì…vụng quá, trêu: nhà mìn nay có một nàng Bân rùi).
Mùa này Scotland ngày ngắn lắm, 8h sáng mặt trời mới rạng và 4h đã thấy tối thui rồi, chậm trễ một tí là không kịp việc gì hết. Bà giáo ít khi đến Aberdeen, không quen đường, trước khi lên đường còn về đón tên học trò mafia đang ở trên một phố khác, thường ngày là ông giáo đưa đi, cũng đã có ngày tự đi xe buýt, nhưng khổ nỗi, khả năng nhớ đường và định hướng của mafia tuyệt lém (nhiều lần về làng mìn, chạy qua khỏi cổng làng rồi ngẩn ngơ chẳng bít đường mô mà đi vô cả, nói sao họ làm lại đường khi nào??… có người đã rủa mafia là đồ “ngu về đường”!) Lần này chỉ đường cho bà giáo, mafia cho bà vòng mấy vòng quanh thành phố (nhà cửa bên nì chỗ mô cũng giống chỗ mô, mà khi được chở đi thì đầu óc mafia cứ hành sự “ngắm nhìn và suy ngẫm”, lúc này mới thấy tai hại thế nào của cái sự ấy), cố gọi ông thầy để hỏi đường mà ổng không cầm máy, phải hơn một giờ sau ông già cầm máy mới hỏi được. Ôi trời, ta đã không ít hơn chục lần dặn phải nhớ lấy đường rồi chứ!... Nhưng toàn là ngồi trên xe em không nhớ!... Hức, ta hy vọng mi về đến Edinburgh trời còn sáng! Nếu không thằng học trò mi làm sao trở về?


Edinburgh lạnh giá và Đài tưởng niệm Walter Scott
Đến Ê-đin- bua, vì tên học trò phải quay về ngay bằng tàu hỏa để làm việc vào thứ hai, nên bà đưa cô trò mafia đi thăm quan luôn! Điều đặc biệt của E-đin-bua, thủ phủ của Scotland là: Các di tích và điểm tham quan quan trọng hầu như đều nằm ở trung tâm. Trời mưa rét như cắt, gửi xe xong, cô trò đội mưa dắt díu nhau đi vào trung tâm, thăm “ Walter Scott”, một cái tượng đài tháp do người Scotland xây dựng để tưởng nhớ một nhà văn vĩ đại của xứ sở, Sir Walter Scott, tác giả của các tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Anh, trong đó có tiểu thuyết “Ai-van-hô” (Ivanhoe), quyển sách yêu thích của mafia hồi ở Quế (mà chắc chắn là nhìu Quế đã đọc nó, vì nó có trong thư viện trường Nguyễn Văn Bé. Mafia chỉ phát hiện ra ông là “người quen” mới đây, chứ khi đi thăm không để ý, vì mưa lạnh quá, vả lại thời ấy đọc sách ít để ý tên tác giả, chỉ ngấu nghiến thành phẩm của họ mà thui… ).


Mafia với Rob Boy, một nhân vật trong tác phẩm cùng tên của đại văn hào Walter Scott tại trung tâm trưng bày và may mặc vải ca-rô Scotland
Bây giờ đi thăm lâu đài lớn nhất của Ê-đin –bua, trên đường đi, có một bảo tàng tranh (The National Galleries of Scotland), có muốn ghé thăm không? Có chứ ạ! Tiếc là họ không cho chụp hình bên trong, những bức họa từ những thế kỷ mười sáu mười bảy, sống động đưa mình về cuộc sống của xứ sở thời ấy. Mình không rành về nghệ thuật họa hình, nhưng những bức tranh tuyệt hảo và nổi tiếng của xứ sở như những câu chuyện dân gian đưa mình trở lại thời xa xưa dân Scots đã sử dụng con bò, con ngựa làm nông ra sao, người nông dân ăn uống như thế nào, tình cảm cha con, chồng vợ… mình có thể hình dung được con người và nền văn hóa dân gian đặc trưng của người Scots thay đổi qua các thời đại để hình thành nên nền văn hóa trầm tư và lãng mạn hiện tại của một nước phát triển, thí dụ như thay vì cách uống với các kiểu cốc tách sang trọng đặc dụng tùy vào thức uống và ẩm thực cảnh hiện nay thì thời ấy người ta ngửa cổ nốc nước từ trong cái bát gỗ như là người xứ Nghệ ở ta uống nước chè xanh trong “đọi” vậy, nhưng trang phục, hệ thống canh nông cũng như kết cấu nhà cửa hầu như được bảo tồn đến hiện tại, do vậy hiện đại đến đâu thì xứ sở này vẫn làm cho lữ khách cảm nhận được hơi thở và linh hồn Scottish của họ! Chúng ta thường nói nước ta là nước nông nghiệp, nhưng cách làm nông nghiệp ở ta chỉ là làm nông chứ chưa thấy có cái văn hóa làm nông nghiệp, đương nhiên mục đích đều là “sản xuất ra của cải và sản phẩm cho xã hội” nhưng ta chỉ lợi dụng đất đai tài nguyên mà kiếm cơm kiếm gạo mà ta chưa chí thú nghề nông. Đến Italy và Scotland mafia thấy mới thấy người ta thực sự chí thú với nghề nông, điều này mới chỉ là cảm nhận riêng của mafia chứ chưa (và cũng chưa thấy ai) tám về điều ấy. Những bức tranh làm người xem được thấy hai mặt của đời sống người Scots: dân dã và thượng lưu. Nói vậy bởi vì mafia mới tám về các bức tranh thể hiện đời sống dân dã, nhưng khi bước vào bảo tàng, những bức tranh đồ sộ gây ấn tượng mạnh với lữ khách là các chân dung của các ông hoàng bà chúa đương thời, chúng làm cho người xem như lạc về những thế kỷ cũ kỹ kia với mũ mão, gươm đai, xiêm váy đụp xòe của giới thượng lưu xa hoa và lắm giai thoại…Lớn có, nhỏ có, những bức tranh được trân trọng bảo tồn trong một bảo tàng ấm áp giữa thủ đô giá lạnh. Em hơi đặc biệt đó, khách của ta không phải ai cũng háo hức vào xem bảo tàng tranh này! Dạ, em hơi tham lam, gì cũng thích biết một chút, bảo tàng tranh cổ thường là nơi để người xem thấy được nền văn hóa thực chất khi chưa bị thay đổi bởi cơ sự công nghiệp hóa mà! Rồi, lâu đài…, đây là lâu đài hoàng gia, cực kỳ lớn và vững chắc, như một ngọn núi sừng sững. Nó lớn và thể hiện tính hoàng gia lớn quá, phô trương quá nên không hấp dẫn mafia bằng lâu đài ở Aberdeen. (rùi sẽ buôn típ). Kuala Lumpur 27 November 2009.


Bảo tàng tranh và lâu đài

Không có nhận xét nào: