Gà gật qua 4 chặng bay
cùng với tên học trò lớ ngớ (bới theo cho nó học nghề MF :) :)), vượt biển với chiếc máy bay có phong thái
lái hơi lạ của một nữ cơ trưởng (làm MF say máy bay lử đử), MF đáp xuống bờ
biển Bắc của Tây Âu. Thành phố Aberdeen đón cô trò MF với cái rét kinh người 3oC
trong mưa ngâu. Vợ chồng giáo sư Bob Orskov đánh xe ra sân bay đón (các Quế có
thể truy cập thân thế ông này dễ dàng trên mạng, nhân vật rất được Hoàng Gia
Anh sủng ái và ông bộ trưởng bộ Phát triển của Anh từng viết một bài viết về
ông có tựa đề là “The man of the land” tạm dịch là “Người của đất”! Không phải
vì MF là nhân vật wan trọng rì mà cỡ ông phải đi đón đâu, mà vì MF từng cơm
niêu nước lọ thỉnh giáo ông nhiều chưởng trên bước đường nghiên cứu của mìnhh
nên trở thành tên học trò cưng của ông mà thui!). Từ cái sân bay địa phương
giản dị này, chiếc xe nhỏ ấm áp đưa MF lướt qua miền ngoại ô của thành phố ướt
át và cổ kính, trầm tư mà lãng mạn với những con đường nhỏ hiện đại nhưng đơn
giản và những hàng cây đang cố gắng níu giữ những chiếc lá vàng cuối cùng của
mùa thu đang đi qua. (Hơi mô tả điệu một chút vì những chiếc lá kia làm MF liên
tưởng tới câu chuyện “chiếc lá cuối cùng” của một họa sỹ mà các Quế đều đã từng
bít). Khi nhỏ đọc các tiểu thuyết Nga, MF từng ao ước có một lúc nào đó được
đắm mìnhh trong một rừng thu vàng lá, nhưng MF luôn để lỡ cơ hội, lần này cũng
thế, tên Quế mafia này đã muộn chân và những chiếc lá vàng ước ao kia đã không
chờ đợi được (he he, nói thế là vì khi liên lạc với ông giáo sư, hỏi tháng 11
qua có còn rừng lá vàng không? Đáp còn, nhưng nhanh chân lên!) Kiến trúc thành
phố hoàn toàn khác những nước châu Âu MF từng đi qua, rất đặc trưng của một nền
văn hóa cổ của một xứ sở bên bờ biển Bắc, những căn nhà thấp nhỏ, mái xuôi với
những bức tường đá granit miếng vững chãi tưởng chừng như tất cả đã tồn tại cả
ngàn năm cùng những ống khói vời vợi, rất lạ với kiến trúc này, MF thắc mắc về
vụ ống khói, ông giáo sư nói do xứ này lạnh nên dùng nhiều chất đốt, mình hỏi:
dám ông già tuyết Santa Claus xuất xứ từ xứ này quá? Ông cười ha ha, có thể
lắm!! Việc ăn ở được bố trí ở một trong những căn nhà nhỏ ấy của tiến sỹ Xu Bin
Chen, gốc Trung Quốc trong khi ông ấy đang trở về Trung Quốc. Căn nhà nhỏ xinh
xắn và tiện nghi tạo một cảm giác ấm cúng giữa bầu trời mưa sa gió rét kia. Bà
vợ ông giáo cứ lẩm bẩm “sao mày lại chọn mùa này mà sang chứ..ứ..”
Ông giáo chẳng đếm xỉa
gì con học trò đang phập phồng với cái say máy bay, cái bàng hoàng của người
vừa đặt chân đến xứ lạ, cất đồ đạc xong một tiếng sau là ông đến hô lên xe chở
đến viện nghiên cứu Macaulay, kéo đi gặp gỡ với giáo sư Bob Mayes, người MF sẽ
chính thức làm việc với, rồi các phòng ban và một số người cùng làm việc trong
một số dự án MF từng “tên kỳ thanh bất kiến kỳ hình”, đi đâu cũng
“hắn vừa vượt hàng ngàn dặm từ Việt Nam tới đây đó!” “Ôi trời, sao ông không để
cho hắn nghỉ ngơi chút đã?...” “Chậc, nhà khoa học mà…” (híc híc, nhà khoa học
là thiên thần chắc! Zưng mà MF bít ông ấy quá rõ nên chấp nhận thui, hồi nẳm
khi lần đầu MF định thỉnh giáo ông ý tưởng nghiên cứu của mình, ổng phủ đầu:
không nói gì nhiều, viết đi, khi nào viết xong tự thấy ổn rồi thì đưa ta xem,
còn chưa thì thôi!). Khoảng gần 6h chiều, “đi với ta đến câu lạc bộ “Rotary club”,
ta đã sắp xếp cho em một cuộc nói chuyện ở đó để em nói cho họ nghe về Việt
Nam, về hiệu quả của sự giúp đỡ của câu lạc bộ, câu lạc bộ chỉ họp tuần một
lần, hôm nay có một số nhân vật từ xa tới, mọi người đang chờ!” hứ hứ, các Quế
có bít hông, lúc í là gần 1h sáng bên mình đóo, hic! Đành bước thấp bước cao
lên xe đi thui. Xe bon bon qua thành phố, ra vùng ngoại ô, xuyên qua những cánh
rừng thông bạt ngàn, tuyệt đẹp, MF như bừng tỉnh giấc, ông già đá hiếng mắt:
được không? Hóa ra nãy giờ ông ấy ngầm quan sát phản ứng của mìnhh…tuyệt! - ta
biết mà! (He he, bao năm làm việc với nhau, ông già đã đi guốc vào bụng con học
trò cứng đầu nhưng dễ cảm nắng nì).
Trời trở tối nhanh
chóng, xe chạy vào những ngôi làng xinh xắn, đổ xịch trước một khách sạn tối om
(thình lình mất điện), thầy trò bước vào một gian phòng rộng lớn rực rỡ những
ngọn nến và tiếng nói chuyện lao xao của những…người già! Tiếng “ồ..” “à..” khi
ông thầy giới thiệu mình với ban tổ chức buổi họp và các bạn già của ông. Cũng
xin nói qua với các Quế về duyên cơ với câu lạc bộ ni. Hồi MF học thạc sỹ ở
Thụy Điển, khi học môn “hệ thống nông lâm kết hợp”, giảng viên yêu cầu sinh
viên viết một bài luận về hệ thống nông lâm tại địa phương mìnhh, MF đã thảo
một bài viết về hệ thống nông lâm của Quảng Trị, trong đó lồng vào những bình
luận về ảnh hưởng của cuộc chiến tranh và chất độc màu da cam đã tàn phá hệ
thống sinh thái của quê nhà và người dân đã vất vả như thế nào để tái lập cuộc
sống và cây cỏ sau chiến tranh. Đương nhiên bài luận viết bằng tiếng Anh, giao
tiếp thông thường và các bài viết khoa học cơ bản thì MF tàm tạm, thi thoảng
còn copy được văn chương từ một số bài viết khác (đang đi học mừ!), chứ viết
luận theo dòng chảy tư duy của chính mìnhh như thế này thì, vốn liếng thứ tiếng
không phải của mẹ đẻ kia của MF đáng ngờ lém! Cho nên để khỏi mất điểm, MF gửi
cho ông giáo nì sửa giùm! Đọc xong, ông ấy email cho MF rằng: “tiếng Anh của mi
tệ lắm, nhưng nội dung bài viết làm ta chảy nước mắt!” vài năm sau ông sang
Việt Nam, MF không ngờ bài luận của mình vẫn còn nằm trong đầu ông í, ổng bảo mình
đưa ông đi thăm Quảng Trị, ông mang theo một vali áo quần trẻ em mà ông nói là
ông quyên góp từ “Rotary club”, đây là một câu lạc bộ xuyên quốc gia, có mặt
trên hầu hết các nước Âu Mỹ và cũng hiện diện ở một vài nước châu Á. Thành viên
câu lạc bộ là những con người tự gắn kết với nhau, giúp đỡ nhau và liên thông ý
tưởng giúp đỡ cộng đồng những người nghèo khó! MF lúc đó cũng chỉ biết đến
ngang đó. Sau khi đi thăm mộ số nông hộ, về nước, ông email cho MF rằng: ông đã
nói về Quảng Trị tại câu lạc bộ, và mọi người đã quyên góp được 1 ngàn một trăm
đô la, ông muốn mình giúp ông phát triển một chương trình lợn nái từ các nông
hộ nhỏ ở một thôn, ông lí luận rằng: với số tiền nhỏ bé này, những con lợn nái
sẽ đẻ ra những con lợn con, rồi cứ thế nhân lên sẽ giải quyết được phần nào khó
khăn cho một vài nông hộ khó khăn nhất. Nói thật với các Quế, sau này có một
lần MF tháp tùng ông đi thăm một làng miền núi của một tỉnh ở Trung Quốc, người
dân ở đó ngó chừng nghèo khó hơn đồng bào Việt mình nhiều, hội phụ nữ ở đó gợi
ý ông giúp đỡ, ông bảo mình nói cho họ nghe việc phát triển dự án “Rotary club”
này ở Việt Nam, khi biết về số tiền có thể xin được, họ từ chối thẳng thừng: số
tiền ít quá, chúng tôi không thể thực hiện dự án!. Ấy vậy mà năm ấy MF vừa vì
nể ông thầy, vừa vì thấy ít nhiều gì dân mìnhh cũng có lợi, nên nhận lời. Thế
rồi phụ nữ xã từ ấy xây dựng được một “câu lạc bộ lợn nái” (he he), ông già
biết được vui ra mặt, sau đó ông đề nghị Rotary club giúp cho được thêm 2 thôn
nữa! Và cách làm của hội Phụ nữ xã rất được lòng ông già, họ cho từng gia đình
vay vốn, khi có lợn bán rồi lại chuyển vốn sang cho người khác (cách tính toán
của người Scotland mà! Các Quế biết là hôm tháng 6, MF xem một nhóm rap đường
phố của thanh niên tại Vienna, sau khi nhảy xong chúng nó đặt những cái xô ra
các góc khán giả đứng để quyên tiền, sau đó tên chủ ban cầm một cái nắp chai bỏ
ra một góc, rồi nói “ còn cái này là dành cho người “Scotland”!”, ý nói
mọi người đừng có mà keo kiệt đóo!)
Thế nhưng khi dự buổi
họp của họ, các Quế bít MF nghĩ gì hông? Quan sát khách chủ lũ lượt tới dự họp,
thành phần của họ đa số là người già về hưu, gậy chống khập khiễng, những nông
dân nuôi bò sữa, những công nhân, những người thợ, những ông giáo trích ra thời
gian bận rộn của mìnhh, họ đến để ngóng chờ tin tức những đồng tiền ít ỏi của mìnhh
quyên góp hiệu quả ra sao, thông báo cho nhau nơi này nơi kia trên thế giới
đang cần sự giúp đỡ…tuy nhiên buổi họp được điều hành rất trịnh trọng, các loại
sổ sách rất nghiêm trang, chủ tọa cuộc họp điều hành bằng một cái chuông gõ như
là ở tòa án vậy! Rồi góp tiền với nhau để ăn tối và nói chuyện vui vẻ. Trong
tâm tư nhiều người, chắc hẳn những người chuyên làm việc từ thiện phải là những
người nhiều tiền! May mà mình đến đây, tham dự buổi họp này mìnhh mới thấy hết
giá trị của sự giúp đỡ kia. Điều đáng nói là có những người nghèo vì thiếu chịu
khó làm ăn, rồi cứ ngồi kêu nghèo khó cầu mong những đồng tiền trên trời rơi
xuống, trong khi những người có tấm lòng từ thiện từ những xứ tưởng chừng giàu
có này, họ cũng trằn lưng mửa mật để tìm kiếm những đồng xu (hôm ni MF vừa đi
thăm trang trại bò sữa, để rồi sẽ kể sau). Ông giáo của mình thường làm một
việc mà ông gọi là “trò chơi buôn bán” của ổng: Khi đi ra các nước, ông thường
tìm mua những món hàng lưu niệm nho nhỏ, ví như ở Việt Nam thì vòng đá, con cóc
gỗ, hộp đựng nữ trang, tẩu thuốc…(về giá cả những thứ này ở Việt Nam, ông ấy
cũng là giáo sư đối với MF lun, ông ấy nói các bạn ở Viện chăn nuôi quốc gia
dạy cho một câu “ôi giời ơi đắt quá.. á..”, thế là khi nào hỏi giá, chưa biết
giá họ đưa ra đắt hay không, cứ nói đại câu này thì giá cả thế nào cũng hạ
xuống ngay lập tức!), đem về 2 vợ chồng tranh thủ buổi sáng thứ bảy ra chợ
trời, đặt quầy bán hoặc bán lại cho người ngồi bán (ở các nước châu Âu thường
có dạng chợ này (open market) vào ngày thứ bảy, mọi người mua bán tự do, có
người sau khi dọn nhà, thứ gì còn tốt mà không cần dùng, họ cũng đem bày bán,
chứ không phải chợ chỉ dành cho người chuyên bán buôn), sau khi lấy tiền lãi
(lãi một thành năm, sáu lận), ông góp nó vào quỹ của câu lạc bộ! Còn ông có một
nơi đóng góp thực sự khác là quỹ Orskov (Orskov foundation, vào mạng các Quế có
thể biết về quỹ này, có thể các Quế cũng sử dụng được cho con cháu đó, vì đây
là một quỹ từ thiện khoa học, do các nhà khoa học ở Anh thiết lập và lấy tên
ông già đặt cho quỹ, mục đích của quỹ là giúp các sinh viên nghèo ở các nước
đang phát triển có cơ hội tìm kinh phí đi lại để đi học nước ngoài, dự hội nghị
khoa học nước ngoài hoặc phát triển những dự án khoa học nhỏ giúp dân nghèo!)
Trong buổi họp tại câu
lạc bộ này, khách mời có một cô gái trẻ đại diện cho Rotary club từ Mỹ tới, sau
khi cô ấy trình bày cho mọi người nghe về hoạt động của hội ở Mỹ, chủ tọa hỏi
mọi người có bình luận hoặc hỏi gì không, ông giáo đưa ra bình luận đầu tiên:
cô bé ơi, cô có thể bảo với người Mỹ rằng: cách làm từ thiện tốt nhất ấy là
tránh những hậu quả của chiến tranh cho đồng loại như đã từng xảy ra ở Việt Nam
được không? Đôi lúc tôi cảm thấy xấu hổ vì mìnhh làm người da trắng đó!
16/11/2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét