Đúng là tư tưởng...Quế gặp nhau! mafia đã từng chấp bút bài "Trở thành một học sinh miền Nam" cách đây 2 năm, định để post lên trang web hsmn.com.vn nhưng sau đó bận quá nên để lở dở chưa viết típ, nay mới đọc tựa đề email của Quế giáo, mìn giật mình: ủa sao nó bít?...Dẫu rằng góc trở thành HSMN rất khác nhau, nhưng mafia gửi các Quế coi bài viết dở dang này, cho vui:
Trở thành một Học Sinh Miền Nam
Từ 1961, khi bắt đầu nhận biết thế giới quanh mình thì tôi cũng bắt đầu lâm thân vào thế sự của đất nước và gia đình. Trong gia đình thấy có mẹ, bà nội, bà cô nhưng không có cha. Có điều lạ là tôi không có cảm giác thiếu vắng cha, vì trong gia đình tôi luôn thầm thì nói về người một cách bí mật nhưng rất tự hào. Rồi anh tôi bị bệnh thương hàn, nhà quá nghèo, không có tiền đưa anh đi bệnh viện, rồi gia đình tôi mất anh, tôi mất người anh, người bạn thân thiết nhất. Bà nội tôi chỉ có một mình ba tôi, nên đêm nào bà cũng ra ôm mộ anh khóc dưới trời mưa gió, rồi vài tháng sau bà tôi cũng lâm bệnh mất luôn, bé nhỏ nhưng hai lần tôi đội khăn tang. Rồi chúng tôi được tin chị đầu tôi tập kết ra Bắc học Tại trường HSMN số 4, cứu bạn chết đuối, bạn sống, còn mình thì chết! Trong một thời gian ngắn, gia đình có ba cái tang, đến cái ngày tôi được gặp ba tôi ba năm sau đó, tôi nghe nói Người đã rụng hết tóc trong năm này. Thế là ba mẹ chỉ còn mình tôi. Ba mẹ tôi yêu nhau trong chia ly, cưới nhau trong giã biệt! ba lần hiếm hoi gặp nhau trong cuộc chiến sinh được ba đứa con, rồi xa nhau, dĩ nhiên mãi sau này tôi mới biết điều đó. Những năm đó (sau này tôi mới biết là những năm tình hình rất đen tối, dư âm luật 10/59 của chính quyền Ngô Đình Diệm, đảo chính, rào ấp chiến lược...) tôi cảm thấy cuộc sống mình cứ rờn rợn, lâu lâu nghe tiếng thanh la, trống mõ báo động báo Việt cộng về, tất cả mọi nhà bắt buộc phải đánh mõ báo động, nhà tôi không có đàn ông, mẹ tôi là người ngồi cật lực gõ mõ, còn tôi và bà cô bà của tôi run khập khẩy chui vào đống rơm dưới gậm giường trốn, vì họ bắt trốn dưới hầm, nhưng hầm nhà tôi đầy ếch nhái, chúng tôi không thể chui xuống! Nhưng nếu không trốn, họ đến kiểm tra thấy sẽ bị bắt lên xã vì gia đình tôi là gia đình Việt cộng nguy hiểm bậc nhất vùng! Sách vở tuyên truyền Việt cộng có đuôi, họ vẽ hình 7 người leo cọng đu đủ không gãy, nhưng rất mâu thuẫn họ nói rằng Việt cộng rất gian ác, họ vẽ hình Việt cộng dí dao vào cổ thường dân để doạ giết! Đến bây giờ tôi vẫn nhớ tôi đã run như thế nào mỗi lần báo động như thế, tôi run vì sợ, nhưng không biết sợ cái gì! Vì sau mỗi lần như vậy, ngày hôm sau tôi lại nghe mấy ông hàng xóm nói đổng với nhau “ hà, bữa qua Việt cộng về ẻ cứt đầy đàng!!!”
Một đêm cuối tháng 10 năm 1964, mẹ tôi thủ thỉ với tôi: ngày mốt hai mạ con mình đi ăn đám cưới chị Đương con cậu Cháu ở Dốc sỏi, tôi mừng reo lên, thế là được mặc đồ mới, chẳng là tôi mới được một bà cô bà buôn bán trên chợ mua cho một bộ đồ hoa rất đẹp, nhưng mẹ nói: khi đi con không được mặc đồ đẹp, nếu không họ nói nhà mình nghèo mà sao lại làm sang! Tôi ỉu xìu, nhưng rồi cũng vẫn cảm thấy rộn ràng vui vì sắp được đi dự đám cưới, mặc dù có hơi băn khoăn: hình như nghe trong nhà nói đám cưới này đã từ mấy ngày trước rồi mà? Thôi kệ, miễn là được đi dự đám cưới, còn gì long trọng hơn đối với một đứa trẻ 7 tuổi vào thời kỳ ấy? Cả ngày hôm sau tôi chỉ đi khoe mình sắp được đi ăn cưới, và cả đêm đó không ngủ được, tôi phát hiện thấy mẹ tôi có mấy thứ rất lạ: mấy cục xà phòng thơm và mấy gói kẹo dẻo (nhà tôi có bao giờ có những thứ này trong nhà!) mẹ tôi vội vàng giấu ngay và bảo tôi đi ngủ, còn bà cô bà của tôi thì đắp chiếu nằm khóc và bảo con đi ăn đám cưới nhớ đem bánh về cho bà nghe! Tôi cứ lạ là sao tôi đi ăn cưới mà bà lại khóc! Sáng sớm, mẹ tôi dặn: Con đi đường đò trước với o Nghĩa, mạ đi đường bộ gặp con sau. Lại thêm một điều lạ nữa đối với tôi, sao mẹ lại không đi cùng tôi mà lại ăn mặc như những ngày mẹ đi lấy củi rừng? Sau này tôi mới biết đó là một cuộc tổ chức bí mật đi thoát ly của mẹ con tôi, gia đình tôi được chính quyền “chăm sóc” rất chu đáo nên gia đình tôi đã rất công phu với tôi vì sợ tôi làm lộ. Tôi theo bà cô đến thôn Giáp khế thì thấy có một chú đến dắt tôi đi, và đi xa một hồi nữa thì tôi gặp mẹ cùng một số người và cả đoàn lội đất đồi rú cứ hướng núi đi lên. Tôi hỏi mẹ sao mãi không đến Dốc sỏi, lúc này mẹ mới nói là chúng tôi đang đi gặp ba tôi! Các chú đang đi cùng chúng tôi là các chú giao liên của cơ quan Tỉnh uỷ Quảng trị. Trời sập tối, các chú mỗi người đội một cái mũ cối có cài lá hoặc dù nguỵ trang, tôi giật mình: sao mà giống trong ảnh họ vẽ những người Việt cộng giết người, nhưng mà sao các chú hiền khô, không có đuôi và vui tính! Nói là đi gặp ba, nhưng dễ dàng gì đâu: đi hoài, đi mãi, lội suối, trèo đèo, muỗi, vắt (đến lúc này tôi mới biết hoá ra mẹ tôi đem xà phòng thơm đi là để xoa chống vắt và kẹo thì đến khi gặp ba tôi tôi mới biết là để làm quà cho Người, nhưng cuối cùng thì lại là phần các chú bộ đội và tôi!), ban ngày nghỉ lại ở một trạm giao liên nào đó, các chú cứ chỉ đùa tôi một ai đó, nói là ba út đó! Nhưng tôi không chịu. Đến đêm lại đi, có lúc các chú có lệnh: có phục kích! Nhưng hoá ra một đàn hươu chạy qua, rồi gần đến một con suối lớn, nghe tiếng xào xạc rất mạnh, các chú lên đạn sẵn sàng chiến đấu, sau đó thì...một đàn voi! Được mẹ và các chú cõng, nhưng đôi lúc tôi đòi tự đi, tôi không thấy mệt mà thấy thú vị. Cho đến giờ, tôi nghiệm lại thấy các chú giao liên sao mà dũng cảm, họ sẵn sàng đương đầu với bất cứ một cuộc phục kích bất ngờ nào của quân địch, không hề có chút hoang mang.
( còn tiếp )
Trở thành một Học Sinh Miền Nam
Từ 1961, khi bắt đầu nhận biết thế giới quanh mình thì tôi cũng bắt đầu lâm thân vào thế sự của đất nước và gia đình. Trong gia đình thấy có mẹ, bà nội, bà cô nhưng không có cha. Có điều lạ là tôi không có cảm giác thiếu vắng cha, vì trong gia đình tôi luôn thầm thì nói về người một cách bí mật nhưng rất tự hào. Rồi anh tôi bị bệnh thương hàn, nhà quá nghèo, không có tiền đưa anh đi bệnh viện, rồi gia đình tôi mất anh, tôi mất người anh, người bạn thân thiết nhất. Bà nội tôi chỉ có một mình ba tôi, nên đêm nào bà cũng ra ôm mộ anh khóc dưới trời mưa gió, rồi vài tháng sau bà tôi cũng lâm bệnh mất luôn, bé nhỏ nhưng hai lần tôi đội khăn tang. Rồi chúng tôi được tin chị đầu tôi tập kết ra Bắc học Tại trường HSMN số 4, cứu bạn chết đuối, bạn sống, còn mình thì chết! Trong một thời gian ngắn, gia đình có ba cái tang, đến cái ngày tôi được gặp ba tôi ba năm sau đó, tôi nghe nói Người đã rụng hết tóc trong năm này. Thế là ba mẹ chỉ còn mình tôi. Ba mẹ tôi yêu nhau trong chia ly, cưới nhau trong giã biệt! ba lần hiếm hoi gặp nhau trong cuộc chiến sinh được ba đứa con, rồi xa nhau, dĩ nhiên mãi sau này tôi mới biết điều đó. Những năm đó (sau này tôi mới biết là những năm tình hình rất đen tối, dư âm luật 10/59 của chính quyền Ngô Đình Diệm, đảo chính, rào ấp chiến lược...) tôi cảm thấy cuộc sống mình cứ rờn rợn, lâu lâu nghe tiếng thanh la, trống mõ báo động báo Việt cộng về, tất cả mọi nhà bắt buộc phải đánh mõ báo động, nhà tôi không có đàn ông, mẹ tôi là người ngồi cật lực gõ mõ, còn tôi và bà cô bà của tôi run khập khẩy chui vào đống rơm dưới gậm giường trốn, vì họ bắt trốn dưới hầm, nhưng hầm nhà tôi đầy ếch nhái, chúng tôi không thể chui xuống! Nhưng nếu không trốn, họ đến kiểm tra thấy sẽ bị bắt lên xã vì gia đình tôi là gia đình Việt cộng nguy hiểm bậc nhất vùng! Sách vở tuyên truyền Việt cộng có đuôi, họ vẽ hình 7 người leo cọng đu đủ không gãy, nhưng rất mâu thuẫn họ nói rằng Việt cộng rất gian ác, họ vẽ hình Việt cộng dí dao vào cổ thường dân để doạ giết! Đến bây giờ tôi vẫn nhớ tôi đã run như thế nào mỗi lần báo động như thế, tôi run vì sợ, nhưng không biết sợ cái gì! Vì sau mỗi lần như vậy, ngày hôm sau tôi lại nghe mấy ông hàng xóm nói đổng với nhau “ hà, bữa qua Việt cộng về ẻ cứt đầy đàng!!!”
Một đêm cuối tháng 10 năm 1964, mẹ tôi thủ thỉ với tôi: ngày mốt hai mạ con mình đi ăn đám cưới chị Đương con cậu Cháu ở Dốc sỏi, tôi mừng reo lên, thế là được mặc đồ mới, chẳng là tôi mới được một bà cô bà buôn bán trên chợ mua cho một bộ đồ hoa rất đẹp, nhưng mẹ nói: khi đi con không được mặc đồ đẹp, nếu không họ nói nhà mình nghèo mà sao lại làm sang! Tôi ỉu xìu, nhưng rồi cũng vẫn cảm thấy rộn ràng vui vì sắp được đi dự đám cưới, mặc dù có hơi băn khoăn: hình như nghe trong nhà nói đám cưới này đã từ mấy ngày trước rồi mà? Thôi kệ, miễn là được đi dự đám cưới, còn gì long trọng hơn đối với một đứa trẻ 7 tuổi vào thời kỳ ấy? Cả ngày hôm sau tôi chỉ đi khoe mình sắp được đi ăn cưới, và cả đêm đó không ngủ được, tôi phát hiện thấy mẹ tôi có mấy thứ rất lạ: mấy cục xà phòng thơm và mấy gói kẹo dẻo (nhà tôi có bao giờ có những thứ này trong nhà!) mẹ tôi vội vàng giấu ngay và bảo tôi đi ngủ, còn bà cô bà của tôi thì đắp chiếu nằm khóc và bảo con đi ăn đám cưới nhớ đem bánh về cho bà nghe! Tôi cứ lạ là sao tôi đi ăn cưới mà bà lại khóc! Sáng sớm, mẹ tôi dặn: Con đi đường đò trước với o Nghĩa, mạ đi đường bộ gặp con sau. Lại thêm một điều lạ nữa đối với tôi, sao mẹ lại không đi cùng tôi mà lại ăn mặc như những ngày mẹ đi lấy củi rừng? Sau này tôi mới biết đó là một cuộc tổ chức bí mật đi thoát ly của mẹ con tôi, gia đình tôi được chính quyền “chăm sóc” rất chu đáo nên gia đình tôi đã rất công phu với tôi vì sợ tôi làm lộ. Tôi theo bà cô đến thôn Giáp khế thì thấy có một chú đến dắt tôi đi, và đi xa một hồi nữa thì tôi gặp mẹ cùng một số người và cả đoàn lội đất đồi rú cứ hướng núi đi lên. Tôi hỏi mẹ sao mãi không đến Dốc sỏi, lúc này mẹ mới nói là chúng tôi đang đi gặp ba tôi! Các chú đang đi cùng chúng tôi là các chú giao liên của cơ quan Tỉnh uỷ Quảng trị. Trời sập tối, các chú mỗi người đội một cái mũ cối có cài lá hoặc dù nguỵ trang, tôi giật mình: sao mà giống trong ảnh họ vẽ những người Việt cộng giết người, nhưng mà sao các chú hiền khô, không có đuôi và vui tính! Nói là đi gặp ba, nhưng dễ dàng gì đâu: đi hoài, đi mãi, lội suối, trèo đèo, muỗi, vắt (đến lúc này tôi mới biết hoá ra mẹ tôi đem xà phòng thơm đi là để xoa chống vắt và kẹo thì đến khi gặp ba tôi tôi mới biết là để làm quà cho Người, nhưng cuối cùng thì lại là phần các chú bộ đội và tôi!), ban ngày nghỉ lại ở một trạm giao liên nào đó, các chú cứ chỉ đùa tôi một ai đó, nói là ba út đó! Nhưng tôi không chịu. Đến đêm lại đi, có lúc các chú có lệnh: có phục kích! Nhưng hoá ra một đàn hươu chạy qua, rồi gần đến một con suối lớn, nghe tiếng xào xạc rất mạnh, các chú lên đạn sẵn sàng chiến đấu, sau đó thì...một đàn voi! Được mẹ và các chú cõng, nhưng đôi lúc tôi đòi tự đi, tôi không thấy mệt mà thấy thú vị. Cho đến giờ, tôi nghiệm lại thấy các chú giao liên sao mà dũng cảm, họ sẵn sàng đương đầu với bất cứ một cuộc phục kích bất ngờ nào của quân địch, không hề có chút hoang mang.
( còn tiếp )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét