Một người bạn thấy tôi chăm cha vất vả, nói rằng: "sau này anh mà già, anh sẽ dặn con anh, khi anh bị strock thì đừng có cứu".
Đối
với phần nhiều người ta, cho rằng người già thì chết đi, sống lụm khụm chi cho
cực con cực cháu. Cũng có lý, nếu đó là con cháu muốn thoát khỏi cảnh ngộ chăm
người già, mất hết cả thời gian thanh xuân của họ. Ở các nước giàu, người ta giải
phóng được điều này, bằng nhà dưỡng lão. Người già sẽ có người chăm sóc, con
cháu được tự do, lâu lâu ghé thăm cha mẹ, đó là cha mẹ còn phúc. Nếu không, mãi
mãi chỉ lấy bạn bè tại chỗ làm tình cảm, cán bộ nhà an dưỡng làm chỗ dựa. Lúc
chết có nhà an dưỡng lo. Quả thật không cần phải sống lâu để hưởng thành quả
này.
Nhưng khi họ nói vậy, họ không thể biết được rằng trong lòng
tôi, trong gia đình tôi, thì khác. Trước hết, tôi là người Việt Nam,
người Việt có cách sống của người Việt. Các bạn bè Ý của tôi hay nói rằng, người
Ý cũng thích sống với cha mẹ già như người Việt Nam vậy, đó đồng thời là một lời
khen. Sau nữa, tình cảm cha con tôi, ông cháu nhà tôi, chặt chẽ hơn nhiều gia đình khác. Tuổi thơ tôi, cha
con mỗi người mỗi phương trời, khi có thể nhận được thư, cha thường mở đầu: "con
yêu quí nhất của ba!" hoặc "con duy nhất của ba!" Lăn lộn cùng cuộc kháng chiến
dài dẳng của dân tộc, Người không có cơ hội sống cùng gia đình. Người chưa bao
giờ có hạnh phúc ngồi chờ đứa con thơ bé bỏng ra đời, hiếm khi được ngồi nâng
niu hôn hít con trẻ. Tôi đã viết: "Cha mẹ tôi yêu nhau trong chia ly, cưới nhau trong giã biệt". Cuối cùng cha chỉ còn sót lại một đứa con. Bao nhiêu yêu
thương, giận hờn, cha dành hết cho tôi. Giờ ngồi bên ba đang thiêm thiếp ngủ
trong cuộc chiến với tử thần, tôi cứ nghĩ rằng: khi cha viết những lời yêu
thương ấy, cha không chờ đợi ngày hôm nay con ngồi bên cha, dọn phân và nước tiểu
cho cha, lau mình lau mẩy, lau đờm giãi cho cha, hôn hít lên má lên tóc lên từng
ngón chân, kẽ gót, nắm lấy bàn chân cha áp vào hai má mình để truyền sức ấm, những gì mình có
thể và còn có thể, hòng lay động sự sống của ba trở về. Và hình như điều đó có
hiệu nghiệm, cha tôi đã có sắc mặt của người dương gian. Có một tình yêu xa xôi
đã động viên, bày vẽ cho tôi con đường và phương cách của yêu thương.
Ai ai đến thăm, cứ hỏi đến tuổi là lại nghe những lời an ủi “cụ lớn
tuổi quá rồi”, thì đúng là như vậy ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét