Đúng là tư tưởng...Quế gặp nhau! mafia đã từng chấp bút bài "Trở thành một học sinh miền Nam" cách đây 2 năm, định để post lên trang web
hsmn.com.vn nhưng sau đó bận quá nên để lở dở chưa viết típ, nay mới đọc tựa đề email của Quế giáo, mìn giật mình: ủa sao nó bít?...Dẫu rằng góc trở thành HSMN rất khác nhau, nhưng mafia gửi các Quế coi bài viết dở dang này, cho vui:
Từ 1961, khi bắt đầu nhận biết thế giới quanh mình thì tôi cũng bắt đầu lâm thân vào thế sự của đất nước và gia đình. Trong gia đình thấy có mẹ, bà nội, bà cô nhưng không có cha. Có điều lạ là tôi không có cảm giác thiếu vắng cha, vì trong gia đình tôi luôn thầm thì nói về người một cách bí mật nhưng rất tự hào. Rồi anh tôi bị bệnh thương hàn, nhà quá nghèo, không có tiền đưa anh đi bệnh viện, rồi gia đình tôi mất anh, tôi mất người anh, người bạn thân thiết nhất. Bà nội tôi chỉ có một mình ba tôi, nên đêm nào bà cũng ra ôm mộ anh khóc dưới trời mưa gió, rồi vài tháng sau bà tôi cũng lâm bệnh mất luôn, bé nhỏ nhưng hai lần tôi đội khăn tang. Rồi chúng tôi được tin chị đầu tôi tập kết ra Bắc học Tại trường HSMN số 4, cứu bạn chết đuối, bạn sống, còn mình thì chết! Trong một thời gian ngắn, gia đình có ba cái tang, đến cái ngày tôi được gặp ba tôi ba năm sau đó, tôi nghe nói Người đã rụng hết tóc trong năm này. Thế là ba mẹ chỉ còn mình tôi. Ba mẹ tôi yêu nhau trong chia ly, cưới nhau trong giã biệt! ba lần hiếm hoi gặp nhau trong cuộc chiến sinh được ba đứa con, rồi xa nhau, dĩ nhiên mãi sau này tôi mới biết điều đó. Những năm đó (sau này tôi mới biết là những năm tình hình rất đen tối, dư âm luật 10/59 của chính quyền Ngô Đình Diệm, đảo chính, rào ấp chiến lược...) tôi cảm thấy cuộc sống mình cứ rờn rợn, lâu lâu nghe tiếng thanh la, trống mõ báo động báo Việt cộng về, tất cả mọi nhà bắt buộc phải đánh mõ báo động, nhà tôi không có đàn ông, mẹ tôi là người ngồi cật lực gõ mõ, còn tôi và bà cô bà của tôi run khập khẩy chui vào đống rơm dưới gậm giường trốn, vì họ bắt trốn dưới hầm, nhưng hầm nhà tôi đầy ếch nhái, chúng tôi không thể chui xuống! Nhưng nếu không trốn, họ đến kiểm tra thấy sẽ bị bắt lên xã vì gia đình tôi là gia đình Việt cộng nguy hiểm bậc nhất vùng! Sách vở tuyên truyền Việt cộng có đuôi, họ vẽ hình 7 người leo cọng đu đủ không gãy, nhưng rất mâu thuẫn họ nói rằng Việt cộng rất gian ác, họ vẽ hình Việt cộng dí dao vào cổ thường dân để doạ giết! Đến bây giờ tôi vẫn nhớ tôi đã run như thế nào mỗi lần báo động như thế, tôi run vì sợ, nhưng không biết sợ cái gì! Vì sau mỗi lần như vậy, ngày hôm sau tôi lại nghe mấy ông hàng xóm nói đổng với nhau “ hà, bữa qua Việt cộng về ẻ cứt đầy đàng!!!”
Một đêm cuối tháng 10 năm 1964, mẹ tôi thủ thỉ với tôi: ngày mốt hai mạ con mình đi ăn đám cưới chị Đương con cậu Cháu ở Dốc sỏi, tôi mừng reo lên, thế là được mặc đồ mới, chẳng là tôi mới được một bà cô bà buôn bán trên chợ mua cho một bộ đồ hoa rất đẹp, nhưng mẹ nói: khi đi con không được mặc đồ đẹp, nếu không họ nói nhà mình nghèo mà sao lại làm sang! Tôi ỉu xìu, nhưng rồi cũng vẫn cảm thấy rộn ràng vui vì sắp được đi dự đám cưới, mặc dù có hơi băn khoăn: hình như nghe trong nhà nói đám cưới này đã từ mấy ngày trước rồi mà? Thôi kệ, miễn là được đi dự đám cưới, còn gì long trọng hơn đối với một đứa trẻ 7 tuổi vào thời kỳ ấy? Cả ngày hôm sau tôi chỉ đi khoe mình sắp được đi ăn cưới, và cả đêm đó không ngủ được, tôi phát hiện thấy mẹ tôi có mấy thứ rất lạ: mấy cục xà phòng thơm và mấy gói kẹo dẻo (nhà tôi có bao giờ có những thứ này trong nhà!) mẹ tôi vội vàng giấu ngay và bảo tôi đi ngủ, còn bà cô bà của tôi thì đắp chiếu nằm khóc và bảo con đi ăn đám cưới nhớ đem bánh về cho bà nghe! Tôi cứ lạ là sao tôi đi ăn cưới mà bà lại khóc! Sáng sớm, mẹ tôi dặn: Con đi đường đò trước với o Nghĩa, mạ đi đường bộ gặp con sau. Lại thêm một điều lạ nữa đối với tôi, sao mẹ lại không đi cùng tôi mà lại ăn mặc như những ngày mẹ đi lấy củi rừng? Sau này tôi mới biết đó là một cuộc tổ chức bí mật đi thoát ly của mẹ con tôi, gia đình tôi được chính quyền “chăm sóc” rất chu đáo nên gia đình tôi đã rất công phu với tôi vì sợ tôi làm lộ. Tôi theo bà cô đến thôn Giáp khế thì thấy có một chú đến dắt tôi đi, và đi xa một hồi nữa thì tôi gặp mẹ cùng một số người và cả đoàn lội đất đồi rú cứ hướng núi đi lên. Tôi hỏi mẹ sao mãi không đến Dốc sỏi, lúc này mẹ mới nói là chúng tôi đang đi gặp ba tôi! Các chú đang đi cùng chúng tôi là các chú giao liên của cơ quan Tỉnh uỷ Quảng trị. Trời sập tối, các chú mỗi người đội một cái mũ cối có cài lá hoặc dù nguỵ trang, tôi giật mình: sao mà giống trong ảnh họ vẽ những người Việt cộng giết người, nhưng mà sao các chú hiền khô, không có đuôi và vui tính! Nói là đi gặp ba, nhưng dễ dàng gì đâu: đi hoài, đi mãi, lội suối, trèo đèo, muỗi, vắt (đến lúc này tôi mới biết hoá ra mẹ tôi đem xà phòng thơm đi là để xoa chống vắt và kẹo thì đến khi gặp ba tôi tôi mới biết là để làm quà cho Người, nhưng cuối cùng thì lại là phần các chú bộ đội và tôi!), ban ngày nghỉ lại ở một trạm giao liên nào đó, các chú cứ chỉ đùa tôi một ai đó, nói là ba út đó! Nhưng tôi không chịu. Đến đêm lại đi, có lúc các chú có lệnh: có phục kích! Nhưng hoá ra một đàn hươu chạy qua, rồi gần đến một con suối lớn,nghe tiếng xào xạc rất mạnh, các chú lên đạn sẵn sàng chiến đấu, sau đó thì...một đàn voi! Được mẹ và các chú cõng, nhưng đôi lúc tôi đòi tự đi, tôi không thấy mệt mà thấy thú vị. Cho đến giờ, tôi nghiệm lại thấy các chú giao liên sao mà dũng cảm, họ sẵn sàng đương đầu với bất cứ một cuộc phục kích bất ngờ nào của quân địch, không hề có chút hoang mang.
( còn tiếp )
Được đăng bởi Quế Lâm lúc
20:21Nhãn:
Quế Lâm17 nhận xét:
HữuThành.Nguyễn nói...
HSMB gốc Nam đọc bài của các bạn để biết chút gì của quê hương mà mình không từng trải qua. Cám ơn đồng hương.
08:10:00 27-08-2009
Quế Lâm nói...
MAFIA ơi , tỉ viết típ đi , viết lẹ lên nha tỉ .
19:15:00 27-08-2009
Quế Lâm nói...
Tỉ sẽ viết khi có thời gian, mấy bữa ni tỉ hơi bận, nhưng trở thành HSMN là một bản trường ca bất hủ của mỗi chúng ta muội à.
19:16:00 27-08-2009
Quế Lâm nói...
Quế Giáo và quế Mafia ui Em đã chuyển vào Docs cho dễ coi .Các đại Tỷ cứ viết tiếp để lũ hậu sinh này thưởng thức nhe
Thưởng thức miễn phí mà he he
19:16:00 27-08-2009
Quế Lâm nói...
Chị Thanh ơi kể tiếp đi,bọn em làm học sinh miền nam đơn giản lắm.Lũ Quế nhỏ bọn em đa số nói giọng bắc ,đi Quế lâm cũng từ miền bắc ( gọi là lũ gia công mà ),với lại hồi đó bé như cây kẹo,2 đến 3 đứa trong một cái cũi ở Hưng yên mỗi lần có máy bay thì cô cắp nách chạy ra hầm,đi QL thì vui vì có áo mới và bánh kẹo,có khóc chút đỉnh thôi vì gặp người lạ, lên xe là ngủ đâu có nhớ gì .Đâu cực khổ và khó khăn như chị và các anh từ MN ra ở hết trường này trường nọ rồi mới đi QL. nên nhiều kỷ niệm hơn bọn em.Chúc chị và mọi người một ngày vui vẻ và hạnh phúc.
19:17:00 27-08-2009
AMk3 nói...
Chào Thanh, thật tình cờ vì cách nay nửa năm, khi cái "siêu thị" mini này bị bỏ bê thì tui đã la cà ở forum của hsmn.vn để kiếm người nhiệt tình góp hàng cho blog bantbe. Tui cũng đã tìm được Võ Kim Thanh là một thành viên tích cực của forum đó mà không tìm ra cách liên lạc vì phải là thành viên mới có thể nhắn tin. Các bài viết của các Quế thật hay và rất riêng.
13:01:00 28-08-2009
Quế Lâm nói...
Cám ơn các đại ca Trỗi đã đọc bài của Quế mafia và comment! Đôi khi mafia thèm có thời gian để ngồi túc tắc viết như các đại huynh lém, vì Quế nặng lòng với hoài niệm của trường HSMN, của xứ Quế vô cùng. Nhưng ở blog này Quế bận quá nên chỉ đi chợ chồm hổm, Quế giáo nó nhót được rùi post lên mà thui. Quế cũng từ lâu đã lang thang trên các trang của các đại ca Trỗi và tìm thấy nhiều đồng cảm và thán phục từ đó các đại huynh ạ...
23:43:00 28-08-2009
Nặc danh nói...
Bài viết hay, rất cảm động. Không cường điệu , không tô hồng. Trường Trỗi, trường HSMN cứ viết những chuyện đời thường,rất thật của "nhà mình", nếu biết góp lại, tự nó đã trở thành những trang không thể thiếu trong bộ " Biên niên sử bi hùng của dân tộc".
TM
08:31:00 31-08-2009
Quế Lâm nói...
Quế cám ơn ca Trỗi TM. Các Quế và Trỗi đều có những câu chuyện đặc biệt của mình, mong rằng ai cũng chịu khó viết thì sẽ có những trang để cùng nhau chia sẻ.
06:53:00 01-09-2009
dathb136 nói...
Đọc truyện trở thành HSMN của các em mà thấy thương,thấy xót xa!Con đường đến trường của các anh sao mà trở nên dễ dàng quá!Mặc dù trong trường Trỗi cũng có những bạn hoàn cảnh tương tự.Nhưng trường của các em điển hình hơn,đa phần được vô trường đều thiếu cha hoặc thiếu mẹ.Đọc tâm sự lần nào cũng chảy nước mắt,thương các em còn nhỏ quá mà đã phải xa gia đình,thiếu tình thương của cha ,mẹ.
15:02:00 02-09-2009
Quế Lâm nói...
MAFIA ui , QUẾ giáo " chôm " bài tỉ đăng công khai , sao tỉ lại nói là muội " nhót " bài tỉ , hix ... hix ...
N.H.QUẾ
08:01:00 06-09-2009
Quế Lâm nói...
Cho muội một nắm cơm cháy nha?
22:26:00 07-09-2009
Quế lười nói...
Quế giáo" Sài"ơi, phải thả vài quả lựu đạn lên chợ để chúng nó tức lên viết bài, nếu không chúng nó lười thì lấy đâu bài mà "nhót" lên đây. Quế giáo dạo này luyện công ở đây mà không chịu quậy ở chợ là giận à nha!!!
21:56:00 10-09-2009
Quế Lâm nói...
QUẾ lười viết bài mà dấu đi đằng dấu , chữ đi đằng chữ thế này . Đọc bài phải vận hết công lực nhãn . Nhưng kệ nó , có bài để mà vận nội công là wá tốt rùi . He
08:01:00 12-09-2009
Quế lười nói...
Không biết sao Quế lười viết ở trong khung thì thấy bỏ dấu bình thường, còn khi xuất bản dấu nó bỏ chạy lung tung hết là sao? xin chỉ giáo! Hu hu...
19:58:00 19-09-2009
Quế Lâm nói...
Quế coi lại font chữ thử, nên sử dụng font "Time New Roman"!
09:24:00 25-09-2009
Quế lười nói...
Cảm ơn chỉ dẫn, để e thử xem!
22:00:00 27-09-2009
30 nhận xét:
Q.MF
Sau đó ,lúc 12 tuổi năm 68,tôi tự ra Bắc bằng đi bộ 4 tháng (vì ốm luôn)theo đường giao liên,chẳng biết khóc là gì vì nước mắt cạn trước đó rồi.
Mãi khi ra đến trạm XHCN mới khóc vì nhớ mẹ,không hỉu sao.
THỐNG NHẤT là niềm mong ước vừa cụ thể vừa rất mơ hồ.
- Trường Bé, Trỗi là mong gặp cha mẹ, lớptrước tham gia cuộc trường chính ấy là mong về gặp gia đình.
- Các bà mẹ ( Cả Nam và Bắc ) được gặp con.
Quế lại về, úp mặt vào lưng trâu.
Ơi con trâu của một thời cơ cực
đã theo em đi suốt một nửa cuộc đời...
(Nhại "Khúc hát Sông quê" của Ng.Trọng Tạo)
:-)
HMK6
Bữa trước từ Q.Bình đi Huế là qua cái thị tứ nào ấy, vì tụi tui bị đuổi qua đường Tr.Sơn, không được đi Q.lộ 1 tới cầu H.Lương và sông B.Hải là một phần trong tua đã đặt. Chắc là do chương trình này.
ĐN.
ĐN.
@KV&HT: Hôm ấy ba muội mới đi viện về, người yếu quá nên không tiếp các cựu binh được, cụ cứ tiếc mãi, cụ sống đa cảm, thương lính tráng, nghe "các cháu HSMN và trường Trỗi" đến là mừng! Lần trước anh KV đến Huế chưa gặp, nhưng cụ đã nghe chuyện anh về thăm lại chiến trường xưa rồi (MF là một đứa con ngoan, đi đâu về báo cáo PH rõ ràng, he he). Tối hôm đó MF đọc trang QSVN chỗ các anh luận về chuyện ngày giải phóng Huế, ông cụ rất tâm đắc, nhất là nghe đoạn đại ca Lixeta bình về Trung đoàn 6!
@HT: He, một đồng hương ấn tượng đó, ba muội nói từng gặp bác Nguyễn Hữu Mai rùi, "nhưng anh ấy không trưởng thành ở quê hương!"
@Quế Lâm: Quả là MF may mắn hơn vô số Quế, khi nước nhà thống nhất ba mẹ còn lại, như người Quảng Trị hay nói về ba MF: "hột gạo còn trên sàng"... Suốt những năm ở trường HSMN MF chẳng bít ba mẹ còn hay mất!
Zưng mà, hic, Quế có đứa nèo bít "nhất thân nhì thế" đâu, dẫu nhìu đứa ba mẹ có công với nước như trời!
Q.MF
Trong bản đề nghị, Người đã viết về ông Kinh như sau: Đồng chí Võ Duy Kinh là một cán bộ hết lòng với Dân với Đảng với ngành giao bưu. Đồng chí sớm được vào Đảng, trải qua kháng chiến chống Pháp lại tiếp tục phục vụ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là giai đoạn đồng chí Kinh đảm nhiệm chặng đường giao thông từ Ba Lòng về đến Trấm, một đoạn đường không có dân, chỉ rừng núi và sông ngòi hiểm trở, thám báo địch và cọp beo luôn rình rập. Thế nhưng đồng chí Kinh đã mấy năm liền một mình một súng, một chiếc hầm bí mật, thực hiện “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” để bảo vệ hành lang. Những năm khó khăn nhất của Tỉnh thì đoạn đường này cũng là huyết mạch giao thông quan trọng nhất, lãnh đạo của Tỉnh đi ra Bắc thông suốt cũng nhờ con đường đó, thông tin thông suốt từ cấp trên xuống cấp dưới cũng từ đường dây đó, muốn chuyển phong trào từ yếu sang mạnh cũng phải có con đường ấy cho cán bộ, bộ đội lên xuống, qua lại thực hiện nhiệm vụ, mọi thư từ, công văn đều phải qua con đường này! Đồng chí Kinh đã anh dũng một mình lo ăn lo uống, lo đau ốm bệnh tật, chống chọi với rừng sâu nước độc, chống lại với thám báo, cọp beo, chịu đựng gian khổ bao nhiêu năm để làm tròn những chiến công khó ai sánh được.
Thấy phụ huynh mừng cho đồng chí của mình mà MF vui theo, ba MF còn sống, còn minh mẫn là nhiều quần chúng cách mạng còn nhờ, bao năm nay ông miệt mài lên xuống phường không quản nắng mưa, giờ giấc để chứng nhận cho những người đã thực sự góp mồ hôi nước mắt, xương máu cho 2 cuộc kháng chiến thành công!
Q.MF
Q.MF
Góp ý: (nếu được) các Quế có ních-nêm là "Quế lâm" có lẽ nên thêm vào chữ "Quế lâm" một vài chữ nữa, để anh em Trỗi biết mà ... "cư xử", ví dụ (chỉ ví dụ thôi) như "NH.Quế", hay "Quế.MF" chẳng hạn.
@HCQuang: Người ANH HÙNG đó thực sự là một "anh hùng áo vải", giản dị như đôi dép cao su chỉ có quai xỏ ngón mà muội đã tả trong bài, to lớn sừng sững như Từ Hải nhưng hiền lành chất phác, ai ai cũng thương mến, hình ảnh bác í in rất sâu trong tâm trí MF khi mới lên rừng!
Q.MF