Tiệc nướng đã xong, chiều tối nàng đã muốn yên thân,
lui vô phòng riêng, nhưng chàng vô phòng gọi: em có muốn ra ăn thêm chút gì, uống
thêm chút gì với bọn anh không? Hóa ra một số bạn bè của chàng còn nán lại, tối
uống tiếp, nhiều cha đổ say, cứ bắt chàng kêu nàng ra giao lưu. Họ cật vấn
nàng: vì sao lại có ý tưởng vượt mây từng ấy chặng đường chỉ để đến ngồi ở ngôi
làng buồn tẻ này? Nàng nói giả lả: thì để đến cụng ly với các ông mà! …Ngày hôm
sau, dọn dẹp chiến trường xong, họ mới mỗi người mỗi ngả. Girlfriend của chàng
cũng không có lý do gì để ở lại. Nàng nằm nướng không ra tiễn khách. Khách đi rồi,
chàng mở cửa phòng, mặc nàng đang nằm sấp giấu mặt vào chăn: anh đi đến khoảng
1 giờ về, bữa sáng cho em đã chuẩn bị sẵn dưới nhà … nàng cứ vẫn cứ nằm vậy,
cho đến khi nghe tiếng xe chàng trở về, tiếng chân chàng vô phòng: em vẫn còn ngủ
à? Không nói gì. Chàng cũng đứng lặng. Rồi nàng nghe tiếng chàng đi ra, loay
hoay một hồi lâu rồi sau đó im lặng ở phòng bên. Tự nhiên thấy nhói trong tim, nàng ngồi dậy quấn chiếc xà rông ngang ngực, bước sang tựa cửa phòng
chàng. Đang nằm trên giường, hình như chỉ chờ nàng tới, chàng vươn hai tay ra ý đón nàng. Bước vào, nàng ngồi xuống và úp nhẹ mặt vô ngực chàng, vẫn hơi thở ấy,
nhưng chừng như tất cả là thinh không! Chàng ấp nhẹ bàn tay vào lưng nàng và
yên lặng như vậy trong khoảng ngàn tích tắc. Chàng bắt đầu cử động, bàn tay lần
vuốt nhẹ mái tóc nàng âu yếm và nâng khuôn mặt nàng lên, một khuôn mặt không biểu
cảm từ khi bước vô phòng cho đến lúc này. Chàng đặt lên cặp mắt nàng một ánh
nhìn dò hỏi xanh biếc. Nàng nhổm người dậy, miết ngón tay trỏ vào cái nhân
trung sâu vốn làm cho vẻ đẹp lạnh lùng của chàng càng sắc nét hơn, cười mỉm, rồi
từ từ đứng dậy và bước ra cửa!
Thứ Sáu ngày mười ba nàng ngần ngừ lấy vé về. Chàng đưa nàng ra đến thị trấn, bảo ngồi chờ ở văn phòng, chàng sẽ đi chừng mươi lăm phút có tí việc, rồi về chở nàng đi lên Tu-Lu-Dơ (Touluse). Mười lăm rồi hai mươi phút, một tiếng, nàng đang tỏ ý sốt ruột thì nghe chuông điện thoại bàn đổ, một trong các thư ký của chàng cầm máy. Nàng không biết cô ấy nói chuyện với ai, nhưng nhìn sắc thái có vẻ bất thường. Nghe điện thoại xong, cô ấy nói với nàng: đó là Jeff gọi! Nàng nhìn cô ấy dò hỏi, cô nói: trục bánh xe trước đột nhiên gãy, xe mất lái … nàng lại cảm thấy máu trong mạch nàng trôi nghèn nghẹn: rồi sao? Cô thư ký vừa đứng dậy đi ra một cách vội vàng, vừa nói với nàng: Vì vội nên Jeff đi tốc độ cao, khi mất lái, xe đâm vào thành cầu, may mà vẫn đạp phanh kịp, lan can cầu gãy, một bánh xe trước đã nghiêng xuống phía mặt sông, bên lái phụ bị dập, may không có người ngồi! Jeff bị thương chút đỉnh, đang cố gọi cảnh sát tới, tôi sẽ ra đón ông ấy bây giờ! Nàng nhổm lên: cho tôi… không! Jeff dặn không được để chị tới đó! Tiếng o o lại vang vọng trong tai nàng … Mười phút sau chàng về đến với vết băng ở trán, liếc thấy mặt nàng (chắc là xám ngoét) chàng vỗ vỗ và bóp nhẹ lên bờ vai bé nhỏ, rồi quay ra nói luyên thuyên với các thư ký và người làm, nàng không hiểu gì, nhưng biết là chàng đang kể lại sự việc! Chỉ đến câu cuối cùng mới thốt lên bằng tiếng Anh: thật lạ kỳ! Thôi đi em kẻo trễ! Bây giờ thì đi bằng xe của thư ký chàng. Nàng im lặng và chàng cũng im lặng, nhưng không phải là mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng, mà đều thỉnh thoảng liếc xéo qua nhau. Thường chàng hay lái xe một tay, tay kia chỉ sử dụng khi đẩy cần số, thời gian còn lại là nắm tay nàng bóp bóp nhẹ. Nhưng bây giờ tay nàng không sẵn sàng. Nàng cứ sững sờ, người như bị bỏ đói từ hôm qua, cứ lâng lâng hổng hổng thế nào. Cuối cùng, trên đường trường, nàng đặt bàn tay nhỏ của mình lên tay chàng, bóp mạnh, không nhìn chàng, nàng nói: anh có biết … em đã yêu anh đến tận từng tế bào, từ mũi chân anh cho đến tận ngọn tóc trên chỏm đầu anh kia? Ồ, những ngón tay chàng níu lấy những ngón tay nàng, nàng tiếp tục nói, nàng chưa từng nói với chàng rằng nàng yêu chàng nhiều như thế bao giờ, bởi vì nàng vừa kiêu hãnh vừa ý thức rằng đến bây giờ nàng thường nhận thức tình yêu của chàng qua hành động chứ chưa qua những câu nói tình tứ bao giờ, dẫu cho là chàng kêu điều đó không cần thiết trong khi ta có nhau là đủ, nàng nói như để một lần nuối cho tình yêu đã lặn tắt. Đến sân bay, vẫn còn thời gian, họ ôm riết lấy nhau trong im lặng. Nhưng lúc này thì không ai biết ai nghĩ gì. Rồi cũng đến lúc phải chia tay. Họ hôn nhau, rồi nàng kéo vali đi không quay đầu lại. Tại phòng cách ly, khi chuẩn bị ra máy bay, nàng lấy điện thoại ra nhắn tin tạm biệt chàng…
Thứ Sáu ngày mười ba nàng ngần ngừ lấy vé về. Chàng đưa nàng ra đến thị trấn, bảo ngồi chờ ở văn phòng, chàng sẽ đi chừng mươi lăm phút có tí việc, rồi về chở nàng đi lên Tu-Lu-Dơ (Touluse). Mười lăm rồi hai mươi phút, một tiếng, nàng đang tỏ ý sốt ruột thì nghe chuông điện thoại bàn đổ, một trong các thư ký của chàng cầm máy. Nàng không biết cô ấy nói chuyện với ai, nhưng nhìn sắc thái có vẻ bất thường. Nghe điện thoại xong, cô ấy nói với nàng: đó là Jeff gọi! Nàng nhìn cô ấy dò hỏi, cô nói: trục bánh xe trước đột nhiên gãy, xe mất lái … nàng lại cảm thấy máu trong mạch nàng trôi nghèn nghẹn: rồi sao? Cô thư ký vừa đứng dậy đi ra một cách vội vàng, vừa nói với nàng: Vì vội nên Jeff đi tốc độ cao, khi mất lái, xe đâm vào thành cầu, may mà vẫn đạp phanh kịp, lan can cầu gãy, một bánh xe trước đã nghiêng xuống phía mặt sông, bên lái phụ bị dập, may không có người ngồi! Jeff bị thương chút đỉnh, đang cố gọi cảnh sát tới, tôi sẽ ra đón ông ấy bây giờ! Nàng nhổm lên: cho tôi… không! Jeff dặn không được để chị tới đó! Tiếng o o lại vang vọng trong tai nàng … Mười phút sau chàng về đến với vết băng ở trán, liếc thấy mặt nàng (chắc là xám ngoét) chàng vỗ vỗ và bóp nhẹ lên bờ vai bé nhỏ, rồi quay ra nói luyên thuyên với các thư ký và người làm, nàng không hiểu gì, nhưng biết là chàng đang kể lại sự việc! Chỉ đến câu cuối cùng mới thốt lên bằng tiếng Anh: thật lạ kỳ! Thôi đi em kẻo trễ! Bây giờ thì đi bằng xe của thư ký chàng. Nàng im lặng và chàng cũng im lặng, nhưng không phải là mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng, mà đều thỉnh thoảng liếc xéo qua nhau. Thường chàng hay lái xe một tay, tay kia chỉ sử dụng khi đẩy cần số, thời gian còn lại là nắm tay nàng bóp bóp nhẹ. Nhưng bây giờ tay nàng không sẵn sàng. Nàng cứ sững sờ, người như bị bỏ đói từ hôm qua, cứ lâng lâng hổng hổng thế nào. Cuối cùng, trên đường trường, nàng đặt bàn tay nhỏ của mình lên tay chàng, bóp mạnh, không nhìn chàng, nàng nói: anh có biết … em đã yêu anh đến tận từng tế bào, từ mũi chân anh cho đến tận ngọn tóc trên chỏm đầu anh kia? Ồ, những ngón tay chàng níu lấy những ngón tay nàng, nàng tiếp tục nói, nàng chưa từng nói với chàng rằng nàng yêu chàng nhiều như thế bao giờ, bởi vì nàng vừa kiêu hãnh vừa ý thức rằng đến bây giờ nàng thường nhận thức tình yêu của chàng qua hành động chứ chưa qua những câu nói tình tứ bao giờ, dẫu cho là chàng kêu điều đó không cần thiết trong khi ta có nhau là đủ, nàng nói như để một lần nuối cho tình yêu đã lặn tắt. Đến sân bay, vẫn còn thời gian, họ ôm riết lấy nhau trong im lặng. Nhưng lúc này thì không ai biết ai nghĩ gì. Rồi cũng đến lúc phải chia tay. Họ hôn nhau, rồi nàng kéo vali đi không quay đầu lại. Tại phòng cách ly, khi chuẩn bị ra máy bay, nàng lấy điện thoại ra nhắn tin tạm biệt chàng…
Máy bay chuẩn
bị khởi hành, y theo yêu cầu của hàng không, nàng định rút điện thoại ra để tắt
máy thì thấy cái Iphone đời mới nhất không cánh mà bay. Chịu cứng, có tụt xuống
cũng không còn cơ hội. Nàng hụt hẫng, tất cả quá khứ gần đã rớt lại theo chiếc
điện thoại xấu số kia, trong ấy chứa biết bao là thông tin, là biết bao trăn trở,
hình ảnh những khoảnh khắc mà sẽ mãi mãi đi về với quá khứ. Nàng như muốn khóc,
mà không hiểu sao không khóc được. Đến Paris, nàng đổi ý, nàng còn mấy kế hoạch
chưa thực hiện: Thăm Paris, thăm Provence, qua Italy viếng thành phố tình yêu Verona
và Vương Quốc Anh, những tưởng sẽ có những ngày phiêu diêu cùng chàng như từng
như vậy... Hức, nàng quyết định đi một mình. Nàng liên hệ bàn vé Vietnamairline
đổi vé. Gọi điện cho một học trò cũ đang học tại Paris, hắn đón nàng tại sân bay nội địa, đưa nàng
về chỗ hắn ở tại ký túc xá sinh viên quốc tế. Vì thời gian ngắn nên nàng cố tranh
thủ, bỏ chiếc vali nặng nề lại, còn cái balô và túi xách nhỏ nàng mang theo
luôn. Paris ngày chuẩn bị Quốc Khánh nên đông như hội, nghe đâu dịp này các
shop trong thành phố đang đại hạ giá, nên thiên hạ khắp nơi đổ về, tàu điện ngầm
đông như nêm. Trong tàu điện nàng bị chen lấn, may có thằng học trò nhanh nhẹn
sắp xếp cho nàng lên xuống và tìm ga đi qua những lối đi lắt léo của các ga tàu
điện ngầm cũ kỹ của chốn đô hội lâu đời này. Chui ra khỏi ga tàu thì vào ngay sảnh
bảo tàng Louvre. Đang loay hoay tìm cách xếp hàng giữa mớ người hỗn tạp đủ màu
da, đẳng cấp, kiểm tra lại cái balô, nàng tá hỏa: túi xách nhỏ của nàng đã biến
mất! Trong đó là một khoản tiền khá lớn vài ngàn đồng Âu nàng mang đi nhằm chủ
động việc mua vé qua các nước và việc ăn ở nơi các xứ sở đắt đỏ. Mặc dù có thẻ tín
dụng, nhưng trước khi đi vì có khoản tiền Âu có sẵn, nên nàng nghĩ cầm thêm tiền
mặt cho tiện, lại thêm hơn chục triệu tiền Việt nàng dự định khi ra Hà Nội thì
mua cái máy ảnh mới dành cho một chuyến đi ấn tượng, không ngờ ra có một số sự
cố nên mua không được, đành ẵm theo người! Ngoài ra các kiểu giấy tờ, bằng lái
xe ô tô có, xe máy có, giấy đăng ký xe máy, thẻ tín dụng, một số nữ trang và
bao nhiêu thứ cần thiết nàng thường để trong cái túi đó cả! Không biết gì xui
mà thường nàng rất ít cầm tiền mặt, giấy tờ không cần thiết cho chuyến đi nàng
thường để ở nhà. Mà lần này chất hết trong một cái túi ấy! Lại thêm có mấy kỷ vật
chàng tặng nàng trước đây nàng vẫn thường bỏ trong ví như những chiếc bùa hộ mệnh:
chiếc tượng đồng nhỏ của thần voi Ganesha và chiếc lá cây Bồ Đề chàng thỉnh được
từ Bồ đề Đạo Tràng bên Ấn Độ. Khi tặng nàng, chàng thường nói: chúng sẽ làm cho
em may mắn! Uhm, thế mà sao giờ đến chúng cũng bị đánh cắp? Nàng lại lên cơn vật
vã, nhưng gắng kiềm chế mình trước tên học trò đang thần mặt ra không biết an ủi
cô ra sao. Đành phải mỉm cười nói: số rồi, không tránh được, của đi thay người!
Chỉ có cách gọi điện về nhà khóa ngay cái thẻ tín dụng, rồi nhờ người nhà gửi
tiền qua thẻ của nó. Bơ phờ, rồi nàng cũng gượng được, tên học trò cứ khen mãi
cô nghị lực làm sao!
Sau hai ngày phiêu du với Paris, chui khắp các cửa
hiệu giảm giá nổi tiếng Zara, H&M, Topshop, Stradivadius… nhưng chẳng mua một
cái gì nên hồn. Rồi nàng lên đường đi Ý. Nàng hồi hộp với xứ sở của giếng ước
và nàng Juliet. Nàng đã mua vé bay qua La Mã, rồi nối thẳng về Verona luôn.
Đến La Mã đã tối, dây chuyền hành lý lại trục trặc, cho đến khi nàng lấy được
hành lý thì quá giờ làm thủ tục nối chuyến! Tên nhân viên hãng Alitalia lạnh lùng:
chỉ có cách chờ đến chuyến ngày mai! Trời, giờ làm sao đây? Ngủ lại trên sân bay
ư? Lại phải mua vé thêm một lần nữa, mà bây giờ chỉ còn vé hạng thương gia, chị
có mua không để chúng tôi đóng cửa? Khốn khổ nối tiếp khốn cùng, nàng thở dài lấy vé, tìm một quán bar có thể bán qua đêm, may sao, một chút may nho nhỏ đến
với nàng: quán có dãy ghế đệm êm dịu, nàng có thể mua đồ ăn uống rồi ngồi lỳ ra
đó cho đến hôm sau! Đúng hơn là nàng đã nằm ngủ, ngủ trong mộng mị, cho đến sáng. Tỉnh dậy kiểm tra đồ đạc thấy không sao nhưng mấy món đồ ăn để
trên bàn đã bị nẫng mất! Chép miệng, kêu thêm một tách capuchino nóng hổi. Uống
rồi lên đường.
Verona đây rồi! Ngước nhìn bầu trời xanh ngăn ngắt,
chợt nhớ đến màu mắt chàng, nàng cố xua đi trong ý nghĩ. Nàng hít thở không khí
của xứ sở diệu kỳ lãng mạn. Nàng đi một cách ngẫu hứng. Nàng gọi tắc xi vô thành phố,
bảo xe đỗ một nơi bất kỳ, rồi nàng kéo vali đi hỏi tìm ngôi nhà của Juliet. Người
Ý cũng hiếm hoi tiếng Anh như người pháp, nên im lặng mà đi hơn là hỏi han ai.
Cũng lạ, Sếch-Spia (William Shakespeare)
không hề là người Ý, mà làm giàu cho đất nước Ý bằng vở kịch bịa đặt (nàng cho là thế) của mình.
Còn nàng Juliet được vẽ ra kia lại có thể làm cho bao tái tim thổn thức khi đến
đây. Công nghiệp du lịch của xứ sở này thật là ghê gớm. Họ làm ra ao ước cho
thiên hạ. Ai từng coi bộ phim “Thư gửi Juliet” thì sẽ thấy điều đó. Nàng cũng bị
ám ảnh bởi bộ phim này mà tìm đến đây hơn là vở kịch lừng danh cũ kỹ của Sếch-Spia.
Thiên hạ vượt các đại dương để hòng một lần nhìn thấy cái ban công nhỏ bé bong tróc, và tội
nghiệp thay cái ngực bằng đồng vô cảm của bức tượng Juliet cứ ngày một mòn vẹt
đi vì sự hoang tưởng về tình yêu của người đời! (Người ta tin rằng sờ tay vào tượng thì sẽ nhận được sự may mắn trong tình yêu! Hic, tội nghiệp chàng Romeo)
Rồi nàng đi Anh ngay sớm hôm sau vì thấy ở lại chốn
này một mình thật vô duyên. Xuống sân bay Luton. Nàng cứ hình dung một xứ sở
sương mù lãng mạn như trong truyện "không gia đình" nàng đọc thời ở nội trú, (tập truyện hấp dẫn nàng đến nỗi trưa nào nàng cũng trốn ngủ trưa, làm các cô bảo mẫu nổi giận), nhưng không phải, nhiệt độ ngoài trời ở Luân Đôn, mùa hè, mà thấp hơn
mười độ, mưa, gió, tâm nàng lại tê tái. Đã liên hệ với một người bạn, nhưng vì
họ đi công tác xa đến tối mới về, dặn nàng tạm đi thăm chơi đâu đó, chờ họ về. Đi
2 chặng xe buýt, về đến thành phố. Nàng không còn hứng đi thăm thú nữa, nàng có
nhu cầu được nằm nghỉ, nhưng chẳng biết ở lại đâu bây giờ? Không cần thiết phải
sang trọng, nhưng cần đủ ấm áp để xoa dịu chặng đường dài đầy phiền muộn và mệt
mỏi. Đủ an toàn để nàng trú tấm thân cô đơn nơi xa lạ. Kéo va li lõng thõng dọc
các khu phố, với tâm trạng không tốt, sau gần bốn tiếng đi và nghỉ, mệt mỏi vô
cùng, thấy người ta chỉ cho các B&B (breakfarst and bed), nhưng chẳng rẻ tí
nào, giá như khách sạn 5 sao ở xứ sở nàng. Cuối cùng nàng tìm được một "travelloge", được cho là giá rẻ phục vụ cho du khách, một biển giá đỏ choét đề ngoài
cửa: 19£ (đồng bảng Anh), ồ, nàng hí hửng: không tệ! Đã quá mệt nên nàng hầu như đổ xuống
cái ghế salon của phòng lễ tân, hỏi một nữ lễ tân da đen, cho tôi một phòng nghỉ
đến chiều. Cô vui vẻ mượn hộ chiếu, xem qua hộ chiếu, nàng thảng hoặc thấy một
ánh ngạc nhiên trong đôi mắt vẫn được viền bởi sự hoang dã của các con hươu cao
cổ kia. Nàng vơ lấy chìa khóa và kéo đồ đạc về phòng, hơi ngạc nhiên vì nội thất
phòng khá hào phóng so với cái giá nàng đã thấy, nhưng nàng chỉ biết nhào xuống
giường rồi ngủ vùi. Chiều, gần đến giờ hẹn với bạn, nàng vùng dậy và lại kéo
hành trang xuống lễ tân để thanh toán, một hóa đơn in ra: một trăm tám mươi bảng!
hử? Sao… nàng ngỡ ngàng nhìn ông lễ tân già đã thay ca, chỉ ra ngoài cửa, ông
ta hỏi: tôi có thể giúp gì cô? Sao bảo 19 bảng? Ồ, đó là giá đặc biệt cạnh
tranh trên mạng cho những khách hàng đặt online trước hai mươi ngày kia! Sao
các ông không nói? Ông ta nhún vai: Thế cô có hỏi trước khi lấy phòng không? …
Nàng kéo vali bước ra khỏi khách sạn, nơi này nằm cạnh một khoảnh rừng xanh mĩ miều, đang bước
qua những tấm chắn bằng song sắt của những khúc đường đang sửa chữa, nàng chợt
sựng lại: một con gì giống con chó, nhưng không lớn, mà dài, sắc lông hoe vàng
khô khốc già nua trên cái cổ với những nếp thõng xuống, có vài khoang trắng nơi chân hơi bẩn, hình như nó không được chiều chuộng
ở xứ này như những con chó khác? Ồ mà hình như không phải chó, con gì nhỉ? Đúng
rồi, con cáo, nó đứng giữa đường, dáng nhút nhát nhưng cặp mắt chiếu thẳng vào
nàng, cặp mắt ánh lên màu đồng thau bí hiểm! Nàng nhìn nó, nó
nhìn nàng với ánh mắt ấy, một cái nhìn đủ lâu, rồi nó lủi thẳng vào đống sắt
thép và vật dụng xây dựng ngổn ngang bên kia đường!
Hết
(không viết truyện nữa! Nói là bịa thì có người không tin, nói là thật thì cũng chẳng mấy ai tin như thế)
8 nhận xét:
Không bít truyện viết về cái gì nữa . Muội càng đọc càng mù tịt . Hu hu .
@Ráo: MF học các nhà thơ nổi tiếng: viết làm sao để người ta không hiểu chi thì mới là nhà thơ vĩ đại! Ráo ôm mặt hu hu vì càng đọc càng không hỉu chi là MF thành công rùi! sắp được ... vỹ đại, he he
Bữa giờ dong chơi chưa đọc. Để đọc từ đầu rồi còm tiếp.
Ừ bọn Tây này cũng láu cá nhỉ ?
@HHP: "cũng", nghĩa là HP cũng như bao người Đông khác, thường cho là người Tây "tồ" như gà tây, và chân thật. Thì yếu tố nhân chủng của họ quả là có vậy, nhưng chủ yếu là do họ có nền giáo dục tân tiến hơn, nên họ có cách cư xử kín đáo hơn mà thôi. Chứ còn lục lạo vô đời sống thường nhật của họ, cũng thế cả.
Câu chuyện rất hay, lãng mạn và lắng đọng.
Chỉ là ý riêng của tôi thôi. Có một số chi tiết nếu được thêm vào như: -Nàng đi học là đi tu nghiệp hoặc làm TS.
-Kể một tí về cậu con trai của chàng, 17, 18... chẳng hạn.
Muốn là người đọc tạm hình dung lứa tuổi và hoàn cảnh của từng nhân vật.
Chuyện người ta hay chuyện mình không quan trọng, mà là một câu chuyện làm người đọc chăm chú đến cùng và thích thú.
Có giờ viết lại, phăng thêm cho dài dài, tôi nghĩ sẽ rất hay.
Quên nữa chưa biết chuyện chuyến đi vừa rồi sao xui xẻo quá vậy? Nhằm ngay Thứ Sáu ngày 13 chăng? Chia sẻ với bạn.
Một chi tiết nữa là vô lăng xe khó mà gãy. Có thể viết là mất lái, nổ bánh xe trước... nghe hợp lý hơn.
@Đỗ: Đại ca ui, chuyện vô lăng gãy cũng như tất cả các chi tiết đặc biệt trong này đều có thật! Chỉ không bít đó là chiện của ai, tình có không mà thui! he he
Sao đại ca biết muội đi chiến ni xui? Đó là chiện mừ! he he
Muội đồng ý với đại ca là phải chi tiết hơn các nhân vật, khi muội viết, có cái gì đó thôi thúc quá, mà muội thì quá bận nên viết cho nó xong chiện đã, khi nào có thời gain muội sẽ ngồi "gọt rũa" :)
Đăng nhận xét