Có cái vé thưởng của Vietnam airline (hic, mặc dù vẫn
phải trả thuế cao trên trời và các chặng nội địa), MF quyết định thực hiện một
cuộc độc hành chu du về một miền quê nước Pháp, về thăm một miền quê có bạn MF
sống ở đó, thế là ra đi. Đến nơi, được bạn đón về phố chơi (vì bạn MF đang bận
việc ở văn phòng), mà lại đúng ngày thị trấn đang có hội chợ hàng tuần, bạn thả
cho MF lang thang vì biết tính Quế mình vốn thế.
Saint Gaudens là thị trấn nhỏ rất giản dị ở miền Nam
nước Pháp bên dãy Pyrenees, cận kề với
Tây Ban Nha, giản dị ngoài sự tưởng tượng của MF. MF thích thú chụp hình
hội chợ với nhiều đặc sản miền quê rau củ, gà vịt, các kiểu áo quần, các loại
thức ăn dự trữ ... đậm chất một vùng quê nước Pháp.
Có 4 điều ngạc nhiên MF đã gặp ở đây. Một là, tại một
vị trí dưới chân nhà thờ của thị trấn, có một phù điêu về các cuộc chiến chinh
của Pháp, trong đó có hình một người Nông dân Việt Nam, bạn MF giải thích mà MF
không hiểu lắm, nhưng đại để đó là một sự kiện từ năm 1919 lận. Điều thứ hai là
ngay gần bức phù điêu đó, có một cái bệ hình móng ngựa, được làm từ năm 1949, trên
mặt đá lát men, có khắc một số điểm dư chí địa lý đặc biệt, chỉ rõ từ vị trí
này đến đó là bao xa, ví dụ đến thành Rome Ý, đỉnh Everest, ... và Sài Gòn! Mũi
tên chỉ khoảng cách là 10 700 km! ngạc nhiên là vì không thể tưởng tượng được
cái thị trấn nơi hóc tò mó này mà lại có những dính líu mắc mớ nợ tình tới Việt
Nam như thế. Không biết các đại ca Trỗi có thể giải thích hiện tượng này không?
Thêm nữa có một anh chàng người Việt tên Kiệt có thùng thức ăn bán các loại gỏi
cuốn tôm, nem rán, bánh phồng tôm, bún gạo khô, gạo lài sữa ... trời, MF ngỡ
ngàng sung sướng vì được ... xài tiếng Việt!
Điều ngạc nhiên thứ 4 đó là, thấy MF đi lâu, bạn MF
đi tìm, trên đường dẫn độ MF về văn phòng bảo hiểm của hắn, chợt gặp một số người
đang đi vận động bầu cử. Chẳng là thị trấn đang trong giai đoạn bầu cử phó thị
trưởng. Bạn MF giới thiệu MF với một người phụ nữ xinh đẹp đang phát tờ rơi cho
mọi người ở chợ, đây là Carole, cô ấy đang là ứng viên của cuộc bầu này! Hic
hic, té ra hình cô ấy đang dán khắp nơi cùng hơn 10 người khác. Điều lạ đối với
MF ấy là cách làm của họ sao mà giản dị, gần dân đến thế, lạ hơn nữa là bạn MF
giới thiệu Tiến sỹ Pierre Isard, Tổng trưởng miền Haute
Garonne (http://fr.wikipedia.org/wiki/Pierre_Izard_%28personnalit%C3%A9_politique%29), đang đi cùng
Carole để ủng hộ bầu cử cho cô ấy! Hic một ông tỉnh trưởng bao gồm cả thành
Toulose hùng mạnh (nơi có các hãng sản xuất máy bay, bao gồm Air Bus) đó nha,
mà đi đến một chợ thị trấn nhỏ để ủng hộ cho một đồng minh! Nghe bạn MF giới
thiệu Tiến sỹ về trâu MF (họ là bạn của bạn MF), ông tỉnh trưởng kéo MF: vào quay phim chụp ảnh với
chúng tôi! Thế là MF có trên truyền hình của miền này về vụ đi vận động bầu cử
là cái chắc! MF cũng tranh thủ nhờ thằng phó nháy chụp vào di động cho MF có
cái mà làm chứng, he he.
Chào tạm biệt, MF đã nói với Carole rằng, bạn rất
xinh đẹp, chắc chắn bạn sẽ thắng cử! Y rằng mấy ngày sau bạn MF về hồ hởi báo:
Carole trúng cử rồi! (http://www.caroledelga.com/)
Sau đó bạn MF đưa về ở lại trong ngôi biệt thự như một
tòa lâu dài cổ, vừa đẹp vừa hoang dã ở làng Pointis xanh tươi bên dãy núi Pyrenees
lừng danh.
11 nhận xét:
Chết thật, Q.MF đặt ra mấy câu hỏi liên quan tới "mẫu quốc" Phú Lang Sa, chứng tỏ chả nhớ gì tới mẫu quốc cả :-)
@HT: Hic, mà sao "mẫu quốc" lại đặt cái cờ đỏ sao vàng vô đó?
Mà cái xứ này ngó yếu ợt à, muội nghi ngờ tham vọng có thể vói tay được từ đây!
@MF: Cốlàm thân với "chị" Carole Delga đi. Học tập kinh nghiệm rồi zề ứng cử xứ mình. Biết đâu đấy !
TM
Thời gian làm cái phù điêu tượng nổi ấy là khi nào nhỉ, cùng thời với cái bệ 1949 thì khi đó Pháp đã công nhận VN độc lập với cờ đỏ sao vàng.
Về "tình cảm chính trị" thì khi đó vẫn còn thân thuộc, nuối tiếc lắm. Cái khái niệm "VN là một nước độc lập thuộc Liên hiệp Pháp" hình như 1954 vẫn còn thể hiện trên hiệp định Giơ-ne-vơ?
Họ nói là sau thế chiến thứ hai, khi Việt Nam, Bắc Phi và một số nước sang Pháp giúp Pháp đánh Đức! Hic có chiện ni hả đại ca? Họ nói bức phù điêu làm năm 1951!
@TM: Ở mình đâu có được đi vận động bầu cử ở chợ như vậy đâu đại ca? Mà hễ cấp trên có ưu ái cũng đâu có đi theo ra tận chợ vậy, ngượng chết!
Mấy ngày ni báo chí truyền hình Pháp đưa tin về chiện bầu cử liên tục, chị Carole này chừ phải lên về Paris khá vất vả (vì cán bộ chủ chốt ở đây là phải làm việc bán thời gian ở Paris- Là muội nghe bạn bè đây họ giải thích thế)
À, thế là Q.MF không biết trong các trận thế chiến thì thuộc địa VN luôn đóng góp cho quân đội mẫu quốc Pháp những người lính.
Hình ảnh về họ có thể xem ở đây như là một thí dụ.
Có những khu người Việt như thế bị quên lãng gần đây được nhắc tới, có những đóng góp của những người Việt cho vùng lúa nào đó bên Pháp đang được người ta nói chuyện ghi công,...
MF phải viết là: "sau Thế chiến thứ 2" là thời gian làm bức phù điêu, còn việc người VN đi lính cho Pháp, tham gia đánh quân Đức là trong Thế chiến thứ 2 nên không dùng "khi" ở đây được MF ơi.
@HT: Ui, Q.MF cực kỳ dốt sử (nhác học gạo mừ), bi giờ mới biết giá trị của môn sử (cũng hơi muộn rùi, he he). Đại ca đã mở mắt cho muội ngộ ra... hic hic, mấy người bạn muội ở đây khi gặp muội (họ là những người chưa có cơ hội đến Việt Nam) nói là: họ rất buồn vì trong quá khứ quan hệ giữa Pháp và Việt chưa tốt, họ muốn biết Q.MF nghĩ sao về nước Pháp! Muội nổ: quá khứ là quá khứ, người Việt không thù dai, người Việt yêu thích văn hóa Pháp và quý trọng nhân dân Pháp, nhưng nếu Pháp còn âm mưu chiếm Việt Nam lần nữa thì coi chừng, lấy gương nước Mỹ và gần đây là Trung Quốc đó mà soi! he he
@Quế Lâm: Quế sửa gáy MF chính xác!
@Q.MF: chả phải mở mắt gì đâu. Có thời gian lên mạng, biết sục sạo một tí thì ra nhiều thứ lắm.
Thực ra nước Pháp đã thực hiện một kiểu thuộc địa bần tiện nhất trong các thực dân. Tất cả các nước đã từng là thuộc địa của Pháp cho đến giờ đều là những nước kém phát triển, nếu họ không sớm giành được độc lập như VN, Algeri,... Không như các thuộc địa Hà lan, Bồ, Anh,...
Nhưng cũng phải nói thêm rằng giá trị tinh thần của "tự do, công bằng, bác ái" từ Pháp đưa sang cũng tạo nên một lứa trí thức Việt thật cao quý. Cùng dân tộc, họ dùng chính tinh thần Pháp ấy để chống Pháp thành công.
Đăng nhận xét